Mức lương khởi điểm đã cao, càng làm có kinh nghiệm càng được hưởng mức lương khủng, đã vậy hở ra là có công ty trải thảm mời về làm, không bao giờ phải lo thất nghiệp.

Trước bài toán học phí đại học tăng cao, phụ huynh và học sinh sẽ phải bàn tính kỹ hơn đến khả năng có thể xin được việc làm sau khi ra trường và cân nhắc cả mức lương có thể nhận được.

Bên cạnh việc chọn ngành nghề theo đam mê thì khả năng thích ứng được thị trường lao động là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần đi đến quyết định chọn ngành học của các bạn trẻ hiện nay.

Ngành học đầy hứa hẹn, lương cao, chưa ra trường đã được săn đón

Hiện nay, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để tiếp tục cho con học đại học. Điều mong muốn chưa chắc là điều sẽ làm bởi thực tế còn nhiều yếu tố khách quan chi phối. Nhìn vào thực tiễn và đưa ra một lựa chọn thực tế là điều cần làm trong lúc này để vừa không quá gây áp lực cho chính học sinh theo học vừa giúp gia đình giảm đi gánh lo “nuôi con học đại học ra trường được gì”.

Trong số những ngành học hot nhất hiện nay, có một ngành rất tiềm năng đáp ứng được mong muốn việc làm sau khi ra trường của nhiều sinh viên, đó là ngành thiết kế vi mạch.

Theo tên khoa học, thiết kế vi mạch còn được gọi là Integrated circuit design hay VLSI design. Đây là ngành học nghiên cứu, phát triển và chế tạo các chip điện tử hay còn gọi là mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit).

hình ảnh

Ảnh minh họa

Với tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới, các quốc gia giàu mạnh đều có nhu cầu cao về ngành công nghiệp vi mạch và ngành này đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển lớn mạnh của những nước này. 

Do đó không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, cơ hội việc làm và mức lương trong ngành thiết kế vi mạch rất đáng mơ ước.

Trong những năm gần đây, liên quan đến thiết kế vi mạch bán dẫn và dịch vụ gia công thiết kế vi mạch, có một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam làm nơi mở cơ sở và trung tâm nghiên cứu. Phải kể đến trong số đó có Intel (Mỹ), Renesas (Nhật), Ampere Computing (Mỹ)...

Có thể thấy nhu cầu về nhân lực của ngành này tại Việt Nam rất lớn, mỗi năm cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, thế nhưng, theo Bộ Thông tin và Truyền thông thì nguồn nhân lực hiện tại ở trong nước chỉ có thể đáp ứng được dưới 20%. Điều này một lần nữa khẳng định ngành thiết kế vi mạch đang rất khát nhân lực. Vậy với nhu cầu lớn như vậy, mức lương của sinh viên sau khi ra trường thế nào?

Theo em đọc được từ các báo thì dựa trên khảo sát của HSIA (Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP. HCM), mức lương dựa trên số năm kinh nghiệm của kỹ sư Thiết kế vi mạch như sau:

  • Khởi điểm khi mới ra trường: Trung bình bình khoảng 15 triệu đồng/tháng;
  • Kỹ sư đã có 1 - 3 năm kinh nghiệm: Mức lương trung bình khoảng 15 - 30 triệu đồng/ tháng;
  • Kỹ sư đã có 6 - 9 năm kinh nghiệm trở lên: Mức lương trung bình khoảng 600 triệu - 1 tỷ đồng mỗi năm;
  • Kỹ sư 10 năm kinh nghiệm trở lên: Mức lương trung bình có thể hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Được biết, đối với ngành này, sinh viên đang theo học từ năm thứ hai đã được doanh nghiệp để mắt đến và tiếp cận. Đến năm thứ 3, các em có thể bắt đầu thực tập, làm việc bán thời gian và nếu đạt yêu cầu có thể nhận được những gói hỗ trợ ưu đãi bởi nếu đợi đến khi sinh viên tốt nghiệp thì doanh nghiệp đã hết cơ hội săn đầu người.

Muốn theo ngành thiết kế vi mạch, học sinh phải cần chuẩn bị gì?

Sau khi biết những thông tin trên có thể nhiều học sinh và phụ huynh sẽ bắt đầu có hứng thú muốn tìm hiểu hơn về ngành này. Quan trọng nhất là dựa vào những tiêu chí đòi hòi gì của ngành thiết kế vi mạch để biết được con mình phù hợp với ngành này mà đưa ra những định hướng từ sớm?

hình ảnh

Ảnh minh họa

Theo hướng dẫn có 3 khâu cơ bản để sản xuất ra một con chip gồm: Thiết kế, sản xuất và đóng gói. Tương ứng với mỗi một khâu như vậy sẽ có những nhu cầu thực tiễn khác nhau. Tại Việt Nam, theo các chuyên gia trong ngành, hiện tập trung vào khâu thiết kế và đóng gói. Do đó, các trường ở Việt Nam đang đào tạo kỹ sư tập trung vào hai khâu này.

Muốn theo học thiết kế vi mạch, các học sinh có thể tìm hiểu thông tin tuyển dụng hàng năm tại các trường đại học có khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử viễn thông hoặc ngành Công nghệ. Các trường top đầu đào tạo ngành này ở Việt Nam phải kể đến:

Ở miền Nam: Đại học Bách Khoa TP. HCM; Đại học Công nghệ Thông tin TP. HCM; Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM; Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM…

Ở miền Bắc: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Lương Thế Vinh.

Các chuyên gia đánh giá, thiết kế vi mạnh là ngành học có hàm lượng kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật ở mức độ chuyên sâu. Mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp phải thật sự là một chuyên gia trong lĩnh vực mình theo học và nếu không đổi mới liên tục sẽ nhanh chóng bị đào thải nên những ai theo học đều phải xác định ngành học này đòi hỏi ở mức độ chuyên môn khó cao, khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm để nâng cấp bản thân mỗi ngày. Với những yêu cầu này, người theo học sẽ phải chắc chắn rèn giũa bản thân mình để có thể hội đủ các tố chất sau:

  • Khả năng chịu được áp lực cao;
  • Có đam mê và khả năng làm việc lâu dài với máy móc;
  • Có kỹ năng độc lập trong công việc học hỏi, nghiên cứu;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Trình độ ngoại ngữ giỏi;
  • Tỉ mỉ, cẩn thận và kiên nhẫn.

Khó khăn là vậy nhưng cái gì cũng có giá của nó. Giá của những năm tháng tuổi trẻ nhẹ nhàng là tương lai làng nhàng. Còn giá của những năm tháng học tập, rèn luyện liên tục là quả ngọt xứng đáng với một công việc lương cao và không bao giờ phải lo đến chuyện thất nghiệp.