“Tôi dù rất đau nhưng em bé chào đời bình an. Tôi cũng không hề bị rạch tầng sinh môn. Chính bác sĩ cũng ngạc nhiên vì không nghĩ ca chuyển dạ sinh của tôi lại thuận lợi đến thế”. Lời chia sẻ của sản phụ khiến nhiều mẹ bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ đều ngưỡng mộ.

Chào các mẹ, em đang mang thai con đầu lòng tháng thứ sáu. Được làm mẹ là thiên chức thiêng liêng mà bất cứ người phụ nữ nào cũng ao ước. Lần đầu mang thai, lại thêm trước đây em từng nghe nhiều chị em chia sẻ ám ảnh chuyện sinh con bị rạch tầng sinh môn, sợ mệt, sợ xấu, nhất là sinh thường, nên dù được chồng và ông bà hai bên quan tâm chăm sóc chu đáo, em vẫn khá lo lắng phần nào.

Dạo này em thường lên các diễn đàn, các lớp học tiền sản trực tuyến để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các mẹ, và cũng đã lĩnh hội được rât nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là chuẩn bị cho ngày sinh sắp tới. Hôm nay tình cờ đọc được bài chia sẻ của một chị gái mới sinh con ở Trung Quốc, em thấy khá hay và cũng muốn áp dụng theo. Các chị cùng đọc và cho em ý kiến nhé.

"Tôi mới mang thai 37 tuần và còn hơn 2 tuần nữa mới tới ngày dự sinh. Nhưng tối hôm đó đang cùng chồng đi dạo dưới dân thì cảm thấy cơ thể không ổn, tôi cảm nhận được cơn co đều đặn nên đã cùng chồng tới bệnh viện luôn. Tới bệnh viện tầm 8 giờ tối, chồng tôi làm thủ tục nhập viện còn tôi được y tá đưa vào phòng. Lúc này vẫn chưa đau lắm nên tôi tranh thủ đi tắm. Sau đó tôi thấy cơn co mỗi lúc một gần và dữ dội hơn. 30 phút sau, bác sĩ đến khám và cho biết cổ tử cung vẫn cứng, chưa sinh ngay được và cho tôi nằm viện theo dõi chờ mở thêm. Bác sĩ cũng cho biết tư thế của em bé không thuận lắm nên mẹ nên nằm nghiêng.

hình ảnh

Đêm đó tôi được truyền nước, đặt thuốc oxytocin. Đến chiều hôm sau, bác sĩ khám lại thì tôi đã mở 9 phân và cơn đau bắt đầu dồn dập hơn. Lúc này tôi được đưa đến phòng sinh, bác sĩ bên cạnh hướng dẫn cách lấy hơi rặn. Tôi dù rất đau nhưng đã cố làm theo và chỉ sau 19 phút, em bé chào đời bình an. Tôi cũng không hề bị rạch tầng sinh môn. Chính bác sĩ cũng ngạc nhiên vì không nghĩ ca chuyển dạ sinh của tôi lại thuận lợi đến thế.

Thực tế, nghĩ lại thì tôi đã chăm chỉ luyện tập khi đang mang thai. Ở tam cá nguyệt thứ 2, tôi đã học bài tập Kegel + phương pháp thở Lamaze giúp xương chậu chắc khỏe hơn, cơ sàn trơn tru và đẩy nhanh quá trình sinh nở. Kết hợp với phương pháp thở Lamaze để điều chỉnh điểm lực khi sinh con. Có lẽ vì thế mà quá trình sinh con của tôi thuận lợi hơn nhiều so với các bà mẹ khác. Các chị em có thể tham khảo nhé".

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

Nói đến phương pháp này chắc nhiều mẹ cũng như em đều cảm thấy khá lạ lẫm đúng không ạ. Sau đó em có lên mạng tìm hiểu thì được biết đây là phương pháp thở cũng khá đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, em xin chia sẻ cụ thể dành cho các mẹ nào quan tâm nhé.

 Phương pháp thở Lamaze

Lamaze là một trong những phương pháp hít thở dành cho các mẹ bầu vượt cạn phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp các mẹ hít thở dễ dàng, tâm lý thoải mái, cơ thể khỏe mạnh, sinh nhanh hơn và giảm bớt những cơn đau.

Tháng thứ 7 của thai kỳ là thời điểm thích hợp nhất để luyện tập phương pháp hít thở Lamaze. Không nên tập quá sớm bởi nó sẽ gây ra những mệt mỏi không cần thiết cho cơ thể, 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn đủ để mẹ bầu có thể thích ứng được với phương pháp này.

Bài tập Kegel

Kegel hay còn gọi là các bài tập cơ sàn chậu là những bài tập được thiết kế để tăng cường sức mạnh của các cơ vùng xương chậu.

Luyện tập các bài tập cơ xương chậu thường xuyên có thể giúp giảm thời gian sinh nở. Bài tập Kegel cho phụ nữ mang thai sẽ giúp bạn hiểu cách siết chặt và thả lỏng các cơ để chuẩn bị cho việc sinh nở. Không những vậy, điều này còn giúp bé di chuyển ra khỏi tử cung một cách nhanh chóng, giảm nguy cơ “vùng kín” bị rách hoặc tổn thương.

Bên cạnh đó, 1 tuần trước khi sinh, các mẹ có thể tham khảo một vài món ăn dưới đây để vượt cạn dễ dàng hơn như:

1. Ăn dứa khi bắt đầu bước vào tuần 39 của thai kì

Dứa được biết đến là loại quả có chứa chất bromelain, có tác dụng kích thích quá trình chuyển dạ và giảm đau đớn cho mẹ sắp sinh. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn dứa khi bước sang tuần thứ 39 thôi nhé. Lưu ý mẹ nên ăn dứa đã được gọt sạch vỏ cũng như mắt dứa, đồng thời ăn với liều lượng đầy đủ để tránh gây ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi.

2. Ăn chè vừng (mè) đen vào tuần thứ 35 của thai kì

Một trong những tác dụng của vừng đen đối với bà bầu được nhiều người biết đến nhất là dễ đẻ. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ nếu mẹ dùng chè mè đen 3 lần/tuần sẽ giúp cho việc sinh con dễ dàng hơn. Mẹ gần sinh có thể nấu chè vừng cùng bột sắn dây, đường phèn rất bổ máu, đồng thời bổ sung vitamin E, protein tốt cho tiêu hóa cũng như đẹp da, đẹp tóc cho mẹ bầu sau sinh.

3. Uống nước tía tô khi bắt đầu chuyển dạ

Khi mẹ bắt đầu thấy hiện tượng chuyển dạ, đừng quên rửa sạch lá tía tô, đun nước thật sôi rồi cho lá tía tô vào khoảng 5 phút rồi để nguội và uống.

Nước tía tô có tác dụng làm mềm tử cung nên tử cung được mở nhanh hơn. Từ đó mà các mẹ không bị mất quá nhiều sức và mệt mỏi khi sinh con. Cách này khác 2 cách trên vì chỉ uống khi các mẹ thấy hiện tượng chuẩn bị chuyển dạ.

4. Ăn rau lang vào 2 tuần cuối cùng của thai kì

Vào những tuần cuối cùng khi sắp vỡ chum, các mẹ bầu nên ăn các món ăn từ rau lang như rau lang luộc hoặc rau lang xào tỏi… mỗi ngày, cách này sẽ giúp tử cung mềm ra, giúp mẹ vượt cạn dễ dàng.

5. Ăn cà tím vào tuần cuối cùng của thai kì

Vào tuần cuối cùng của thai kì, các mẹ bầu nên ăn những món ăn được chế biến từ cà tím như: cà tím xào thịt, cà tím xào, canh cà tím... Kết hợp ăn rau lang và cà tím xen kẽ để công cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng vì tử cung của mẹ co giãn đã rất tốt rồi.