Trong thời gian chăm con nhỏ mà được mẹ chồng tâm lý hiểu cho thì mừng biết bao.

Từ cổ chí kim, mọi người vẫn chung một não trạng rằng mẹ chồng và con dâu là mối quan hệ chất chứa đầy mâu thuẫn bởi vì giữa họ không cùng chung huyết thống nhưng chỉ vì hôn nhân mà hai con người xa lạ thành ra người một nhà và cùng chung sống với nhau trong một gia đình.

Trên thực tế, để có mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu tốt đẹp, cả hai đều phải có thái độ bao dung và thấu hiểu nhau. Câu chuyện người mẹ chồng sáng nào cũng dậy sớm để đưa cháu đi học dưới đây là một ví dụ khiến nhiều người phải cảm phục.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu

Mẹ chồng chị L. vốn là một phụ nữ tinh ý. Từ lúc con dâu về làm dâu và sống trong nhà, bà luôn để ý đến thái độ của cô để điều chỉnh trong nhà cho êm ấm, thuận hòa.

Bà biết ở quê, vào mùa đông, thời tiết rất lạnh giá, mà nhà lại nghèo nên không có máy sưởi nên cứ mỗi buổi sáng thức dậy, ai nấy đều không muốn trở mình rời khỏi giường bởi sợ cái rét làm tê buốt tay chân.

Thấy con dâu cả một ngày trời đi làm vất vả, lại phải tối về lo cho con nên bà rất xót. Muốn con có thêm thời gian ngủ vào mỗi buổi sáng nên bà tranh thủ dậy thật sớm, gọi cháu gái dậy, giục đi đánh răng rửa mặt, thay quần áo thật sạch sẽ, lo cho ăn sáng no nê rồi đưa cháu đi học. Bà cứ làm như thế, đều đặn ngày này sang ngày khác mà không than lấy một lời.

Hiểu được thành ý của mẹ chồng, cô con dâu cũng rất cảm động. Cô cho biết ngày mình lấy chồng, bố mẹ cô một mực phản đối vì thấy gia đình nhà trai quá nghèo, về lâu dài sợ con không thể chịu nổi. Ông bà cũng có thể lường trước, vợ chồng nghèo chỉ cần cắn đắng nhau đồng tiền chật vật mỗi ngày thì kiểu gì cũng bát đĩa đụng niêu thúng mà sinh ra tan vỡ. Khi có thêm đứa con nhỏ, sinh hoạt, chi tiêu gia đình lại thêm khó. Đến lúc đó, không chỉ là tiếng cãi vã ngày ngày mà có khi còn sinh chuyện lớn. Là cha mẹ, lo cho thân phận con gái phải lấy chồng nghèo như vậy cũng là chuyện dễ hiểu.

Tuy nhiên những gì mà cô đang tận hưởng ở thời điểm hiện tại đã khiến bố mẹ ruột cô phải thay đổi suy nghĩ. Cô được mẹ chồng yêu thương như con gái ruột, chồng lại chí thú làm ăn nên việc mong đợi một tương lai tươi sáng hơn không phải là chuyện quá xa vời.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu

Một số cư dân mạng sau khi nghe được câu chuyện của chị L. cũng cho rằng người mẹ chồng này thực sự rất tốt tính vì không phải ai cũng làm được như bà. Phụ nữ sau sinh và nuôi con nhỏ, nếu gặp được những bà mẹ chồng tâm lý, biết san sẻ nỗi lo, động viên cho những vất vả mà con dâu đang trải qua thì tránh được biết bao ẩn họa từ tâm lý bất ổn sau sinh. 

Thực sự khi đi lấy chồng, ngoài việc được chồng yêu thương thì mẹ chồng cũng là người có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hôn nhân của con cái.

Cô con dâu nào chẳng mong muốn sẽ gặp được mẹ chồng tốt. Mẹ chồng nào mà không mong cưới được nàng dâu thảo. Nhưng muốn có được thuận hòa từ hai chiều, nhất định không thể chỉ chờ đợi một phía. Bản thân người con dâu, muốn được lòng mẹ chồng, được bà chăm lo chu đáo sau sinh và yêu thương cháu nội hết mực thì phải biết cách chung sống.

Thấu hiểu và gần gũi

Khéo ăn, khéo nói có cả thế gian, muốn mẹ chồng hết lòng chăm sóc cho mình và cho con sau sinh cũng như trong giai đoạn nuôi con nhỏ thì con dâu cũng phải khéo trong chuyện ăn nói. Sâu xa hơn là biết cách để gắn kết tình cảm mẹ con thêm thắm thiết. Muốn được vậy, các nàng dâu nên chủ động kề cận, gần gũi với mẹ chồng bằng cách trò chuyện với bà nhiều hơn. Khi có chuyện gì quan trọng, dù hiểu biết, con dâu vẫn nên hỏi qua ý kiến mẹ chồng để bà  cảm thấy mình được tôn trọng trong gia đình, từ đó tăng thêm sự tin tưởng và yêu mến con dâu. Một khi đã quý dâu thì bà nội, vốn quý cháu lại càng dốc lòng, dốc sức mà chăm lo. 

Tôn trọng nếp sống nhà chồng

Không ít con dâu được mẹ chồng chăm sóc, yêu thương, rước về chăm đẻ, nuôi cháu nhưng lại không biết điều. Khi về nhà chồng, nàng dâu nên biết tôn trọng và thích nghi với cuộc sống nhà chồng. Cho dù giữa mẹ chồng và nàng dâu có trái ngược quan điểm chăm con, chăm cháu thì là người nhỏ hơn, con dâu phải cố gắng hiểu dược9 tâm tư nguyện vọng của mẹ chồng. Đôi khi chỉ vì muốn tốt cho cháu, cho con mà bà có thể hơi bảo thủ một chút. Con dâu khéo sẽ biết tìm cách, tìm thời điểm để bà nhận ra đâu mới là cách phù hợp trong việc chăm sóc cháu. Còn con dâu muốn chứng tỏ sẽ không có ý niệm tôn trọng mẹ chồng, nếp sống gia đình chồng và đẩy mối quan hệ vốn có thể tốt hơn thành ra bất hòa. 

Đừng trứng mà đòi khôn hơn vịt

Trong chuyện chăm cháu, bà nội sẽ có đôi lần góp ý dựa trên kinh nghiệm nuôi dạy con của mình. Ý kiến đó có thể không phù hợp với hiện đại và khiến một số nàng dâu khó chịu vì cho rằng nó đã lạc thời, cổ hủ. Nhưng kinh nghiệm của người đi trước không phải lúc nào cũng vô lý. Con dâu khéo ăn khéo ở sẽ không bao giờ giở mặt trứng đòi khôn hơn vịt và ăn thua đủ với mẹ chồng chỉ để chứng minh mình giỏi giang, hiểu biết hơn. Nếu cố gằng co để mình được công nhận đúng trong mọi trường hợp thì chỉ có thiệt cho bản thân bởi mẹ chồng có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến gia đình.