Lương cử nhân ra trường đi làm 5 năm được 12 triệu, cô bán hủ tiếu tháng thu nhập 24 triệu, câu hỏi đặt ra là “bằng đại học có giá trị gì?”.

Bằng đại học có giá trị gì? Vô tình em ngồi lướt mạng thấy câu chuyện nhân viên văn phòng than lương thua cô bán hủ tíu mà tự dưng hơi khựng lại. Công nhận bạn này than cũng có chỗ đúng, đi học tốn bao nhiêu tiền mẹ cha, mang cái mác cử nhân trí thức mà có ai hay, ra trường lương thấp chủm, làm miệt mài 5 năm lương lên được 12 triệu, bèo bọt, hẩm hiu ghê.

llkhoihiohioihioihoihhiok

Con tốt nghiệp, bố mẹ ngồi góc sân trường ngắm không biết chán tấm bằng đỏ chói, mệt nhọc rồi cũng qua

5 công việc ra trường lương thấp nhưng vọt cao dần theo thâm niên, có khi cán mốc trăm triệu

Nỗi khổ của cử nhân ra trường nhận lương ít ỏi

Một chia sẻ của nhân viên văn phòng trẻ về mức thu nhập thấp hơn người bán hủ tiếu đã khiến giới trẻ xôn xao. Lời chia sẻ như sau: "Cô bán hủ tiếu bán 30.000 VNĐ/tô. Mỗi ngày cô bán được 80 tô. Lời mỗi ngày cô lời 800.000 VNĐ. 1 tháng thu nhập khoảng 24 triệu. Trong khi tôi đi làm 5 năm chỉ có 12 triệu VNĐ. Vậy bằng đại học có giá trị gì?".

hình ảnh

Ảnh: phunu8

Đã không ít lần nhiều bạn sinh viên mới ra trường chạnh lòng vì những kiểu so sánh như tát nước lạnh vào mặt kiểu như “lương thấp thua công nhân”, “lương còn thua chị bán thịt”. Kèm với đó là những tiếng thở dài kìm nén của cha mẹ, sự thất vọng vì mức lương quá thấp so với chi phí ăn học đã bỏ ra lên đến hàng trăm triệu trong 4 năm trời.

Những lời cay đắng của hàng xóm, những sự thất vọng vô tình nhìn thấy được trong mắt cha mẹ khiến chính bản thân các cử nhân thấy nản, nghi ngờ liệu có phải mình đã sai khi học đại học, học cao làm gì mà lương lậu còn thua người không đi học. Học cao làm gì mà ra trường, đôi lúc còn phải muối mặt về nhà xin tiền cha mẹ để tiêu vặt vì lương không đủ sống.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình

Học cao làm gì mà đến chiếc xe máy để đi làm, cái laptop kiếm cơm cũng dùng tiền cha mẹ sắm. Học cao làm gì mà ra trường rồi vẫn không dư được tiền để đỡ đần, trả hiếu mẹ cha.

Hàng trăm câu hỏi đặt ra trong đầu những cử nhân đang loay hoay với mức lương thấp. Tựu chung lại cũng vì một chữ “tiền”, cái khiến họ day dứt nhất vẫn là cảm giác thua kém, hụt hẫng, không cam tâm đồng lương của mình còn thua xa cô bán hủ tiếu lề đường. Bỏ công ăn học chẳng lẽ chỉ đổi lại được đồng lương ít ỏi, liệu đại học có phải là con đường đúng đắn để lập nghiệp, thoát nghèo?

hình ảnh

Ảnh: Pinterest

Gì cũng có giá của nó, ai đời đi so sánh lương văn phòng và bán hủ tiếu

Chua xót, rẻ mạt là những cảm xúc tiêu cực khi so sánh lương cử nhân với mức thu nhập của cô hủ tiếu, anh công nhân. Không ít người còn mỉa mai rằng học hành cho cao, tốn tiền cha mẹ rồi cuối cùng lại ra đi chạy xe ôm công nghệ hay vào khu công nghiệp làm công nhân. Nghe mà chát đắng kinh khủng.

Bạn là cử nhân, bạn có thể tự đắc mình chữ nhiều, kiến thức rộng nhưng khi ra đời, người ta hỏi về độ dày ví tiền thì đôi khi những cử nhân chỉ biết im bặt cho qua. Vì một thực tế rõ ràng, không phải cử nhân nào ra trường cũng được nhận mức lương chục triệu. Có người thậm chí chỉ được 4 - 5 triệu, bất mãn, ra ngoài đăng ký chạy xe công nghệ hoặc về quê tìm gì đó để làm.

Vậy có nên học đại học hay không? Có cư dân mạng để lại bình luận rất thú vị: “Hỏi cô bán hủ tiếu xem nếu con cô lớn cô có muốn cho con vào đại học không hay vẫn đi bán hủ tiếu là có câu trả lời”.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình

Một số người khác lại cho rằng học đại học là để có thêm kiến thức, tư duy ở một trình độ cao hơn. Học đại học, bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho bản thân về nghề nghiệp và hướng đi. Mỗi người mỗi nghề, lương 30 triệu nhưng không thích thì cũng chán, 10 triệu nhưng là nghề mình thích thì mỗi ngày đi làm đều vui.

Bên cạnh đó nhiều người cho đây là so sánh khập khiễng. Công việc văn phòng với mức lương cố định và cô bán hủ tiếu được xem là kinh doanh cá nhân không thể nào đặt cùng nhau trên một bàn cân cho được.

Việc cô bán hủ tiếu thu 24 triệu một ngày, chúng ta chỉ có thể thấy bề nổi lúc cô bán và thu tiền, còn những nỗi khổ cực đằng sau đó, cả ngày chuẩn bị nồi súp, nguyên liệu, đối mặt với rủi ro bán ế ẩm, làm quanh năm không nghỉ ngày nào thì ít người chú ý.

Trong khi đó bạn đi làm văn phòng, ngồi bàn giấy, vẫy vùng trong làn gió mát của máy lạnh, lương bạn cứ đúng ngày là lãnh đủ, chưa kể bạn còn có bảo hiểm, trợ cấp… Cuối tuần nghỉ ngơi vi vu chơi khắp phố phường, ngày làm 8 tiếng, công việc không sợ rủi ro, không sợ lỗ vốn.

Với những ai có chí tiến thủ, phấn đấu để nâng cao trình độ, nâng cao giá trị cá nhân thì cơ hội còn rộng mở phía trước. Lương khởi điểm hoặc vài năm đầu có thể chưa qua 7 con số nhưng sau đó thì lương có thể tăng gấp 3, gấp 4. Cùng với đó là những mối quan hệ được mở rộng, những cơ hội mang tính bước ngoặt. 

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình

Tóm lại, các bạn chuẩn bị vào đại học và cử nhân mới ra trường hãy tỉnh táo lên. Đừng tùy tiện dùng tiền để đánh giá giá trị bản thân, giá trị của tri thức. Mỗi người một năng lực riêng, một vị trí thích hợp riêng. Đừng thiển cẩn chỉ đong đếm đồng tiền lẻ mà quên mất những giá trị bản thân, giá trị sống và mục đích theo đuổi của bản thân. Cứ ví dụ nhẹ nhàng thôi, nếu cho bạn ra bán hủ tiếu, liệu bạn có tự tin mình bán được 24 triệu một tháng như cô không hay lại ngồi ế ẩm ngày này tháng nọ rồi than thân trách phận sao ngày đó không chịu học hành cho tới nơi tới chốn? 

Xin chốt lại bằng bình luận thiệt ưng cái bụng của một cư dân mạng: "Học đại học ra làm văn phòng lương 6 - 7 triệu VNĐ là do bạn chưa đủ giỏi. Còn bán hủ tiếu tháng người ta bán đc 24 - 25 triệu VNĐ là do người ta bán ngon”.