Câu chuyện của người nông dân ở Quảng Nam thu 2 tỷ/ năm nhờ cây sương sâm đang khiến nhiều người trầm trồ. Nhiều người nói đùa rằng: 'đúng là làm giàu cũng dễ'. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng để làm được như vậy cần phải có kế hoạch và kiến thức trồng trọt.

Vậy gia đình người nông dân ở Quảng Nam này đã làm gì để có được nguồn thu nhập đáng mơ ước như vậy. Thông tin đã được đăng tải rên báo chí, mình chia sẻ lại bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Tìm đến trang trại của "vua sương sâm" Nguyễn Quang Định tại Quảng Nam, nhiều người không khỏi choáng ngợp với hơn 3.000 m2 cây trồng phát triển tươi tốt của gia đình ông.

hình ảnh

Ông Định  là chủ nhân của khu trồng sương sâm 3000m2, ảnh: KT

Theo ông Định chia sẻ: "Thạch sương sâm đã không còn là món giải khát xa lạ với mọi người, nhưng ở Quảng Nam thì chủ yếu đều làm từ cây mọc dại, đưa về trồng với quy mô lớn thì chưa từng thấy. Năm 2013, khi vào miền Nam để làm việc tôi vô tình biết được mô hình trồng lá sương sâm. Thấy lạ mắt, lại mang hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định mang giống về quê trồng thử nghiệm trên đất đồi khô cằn".

Học hỏi theo kinh nghiệm từ mô hình trồng trọt của nhiều người đi trước, ông Định bất ngờ thấy loại cây này phát triển tốt, thích ứng với thời tiết nắng nóng ở địa phương và đặc biệt khả năng chịu hạn rất cao.

Để thích hợp với vùng đất Quảng Nam, ông còn tự sáng tạo thêm từ kinh nghiệm của người đi trước để nâng cao chất lượng lá. Ông tự tay thiết kế hệ thống tưới nước tự động và che gốc bằng bạt để hạn chế thoát hơi nước, hạn chế cỏ dại mọc. Vườn sương sâm cũng được đầu tư, bố trí rất bài bản và khoa học.

hình ảnh

Sương sâm được nhận định là loại cây dễ trồng, nhanh được thu hoạch, ảnh: KT

Ông Định cho biết lá sương sâm được ông xuất biến với giá 100.000-120.000 đồng/kg tùy thời điểm. Vào mùa hè, sương sâm đắt khách nhất vì khách có nhu cầu giải nhiệt. Với diện tích hiện tại, một năm vườn nhà ông Định có thể thu được 20 tấn lá sương sâm, thu nhập lên đến 2 tỷ đồng.

Ông Định cho biết: "Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau 5-6 tháng có thể thu hoạch. Dây càng lớn thì năng suất càng cao. Cây sương sâm rất dễ trồng. Trong thời gian phát triển, cây cần được cung cấp đủ nước tưới, làm giàn chắc chắn là được. Trồng sương sâm trong thời gian càng lâu, thu hoạch thường xuyên sẽ giúp đọt non mọc nhanh, lá thu được nhiều hơn, cho năng suất cao hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác".

Sau khi thu hoạch, ông Định thường đổ mối cho các tiểu thương trong chợ Tam Kỳ và khu vực xung quanh. Không chỉ phổ biến loài cây này tại nơi sinh sống, ông Định cũng tích cực vận chuyển sương sâm sau thu hoạch đến nhiều điểm thu mua ở các tỉnh miền Trung để tăng nguồn thu, mở rộng việc kinh doanh sương sâm.

hình ảnh

Nhiều gia đình cải thiện đời sống nhờ cây sương sâm, ảnh: KT

Cũng làm giàu từ loại cây dại này, mỗi ngày chị Cúc (ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thu hoạch từ 20-30kg lá sương sâm để bán ra thị trường. "Sương sâm rất dễ trồng, đặt dây xuống, “quay qua quay lại” là mình thu hoạch được. Lâu lâu bón phân, còn lúc nào thấy bọ nhảy, hay sâu ăn đọt mới sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng nếu dọn sạch cỏ nền, dây trồng thông thoáng thì sâu rầy cũng ít xuất hiện, bởi vậy chi phí cũng nhẹ", chị Cúc nói.

Cây sương sâm phù hợp với những hộ gia đình ít đất sản xuất như gia đình chị Cúc bởi loại cây này là dây leo, không chiếm nhiều diện tích.

hình ảnh

Món thạch sương sâm được nhiều người yêu thích vào mùa hè, ảnh: DSD

Gắn bó cùng cây sương sâm đã hơn 10 năm, kinh nghiệm canh tác dày dặn, chị Cúc cho biết loài cây này rất dễ trồng, càng nắng càng phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao và mỗi vụ thu hoạch đều chưa từng bị ế hàng, đôi khi còn "cháy" hàng. Thời gian sắp tới, gia định chị dự tính sẽ mở rộng thêm quy mô cây trồng để đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Đối với vườn nhà, chị Cúc cho thiết kế giàn leo bằng dây và đưa lên cao thay vì giàn trồng bằng trụ thấp ở dưới để tiết kiệm diện tích. Tuy dễ trồng, người nông dân cũng cần lưu ý nhiều điểm để cây cho năng suất tốt nhất. Dây sương sâm là loại ưa nước nhưng không được tưới quá nhiều, đất trồng phải đảm bảo tơi xốp, kèm theo hệ thống rãnh thoát nước hiệu quả, tránh bị úng... Ngoài ra, phải chú ý dọn gốc sạch để tránh sâu rầy ẩn trú, giúp đọt non ra nhiều và phải nắm bắt được thời điểm để cột dây sương sâm lên giàn.

hình ảnh

Cây sương sâm, ảnh: dSD

Từng là loại cây mọc dại ở núi rừng, sương sâm giờ đây được người nông dân đưa về trồng quy mô lớn, thu về tiền tỷ hàng năm. Đây là loại cây dây leo nên chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch rất lâu, nghề trồng cây sương sâm không đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong quá trình chăm sóc hay chi phí đầu tư. Đặc biệt, sương sâm phù hợp với thời tiết nắng nóng tại nước ta, phát triển tốt giúp người nông dân "hái ra tiền".

Lá sương sâm làm thành món thạch ngọt mát rất được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt vào những ngày hè. Ngoài trồng cây sương sâm, nhiều gia đình còn làm thạch sương sâm để bán. 

Không chỉ để làm thạch, lá sương sâm còn là vị thuốc quý tốt cho sức khoẻ. Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá sương sâm chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như canxi và sắt… có lợi cho sức khoẻ như hạ đường huyết, bảo vệ gan, có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.