Câu chuyện cứ tưởng chỉ có trên phim nhưng đã xảy ra ngoài đời thực.

Hồi xưa coi phim, thấy nhiều câu chuyện ngang trái cứ ngỡ chỉ trên phim ảnh mới có. Lớn lên trải qua nhiều điều rồi mới biết, phim ảnh dù có éo le cỡ nào đi chăng nữa thì cũng từ đời thật mà ra thôi các mẹ ạ. Gần đây em có đọc được bài viết về vụ việc một cô con gái bị chính bố mẹ ruột kiện ra toàn, đòi tiền bồi thường chỉ vì không chịu cho em trai tiền mua nhà đây, thực sự đọc xong mà phải suy nghĩ lại về trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ luôn đấy ạ.

Được biết, cô gái này sinh ra trong gia đình có 2 chị em, dưới cô còn có một em trai nữa. Thế nhưng từ năm 2 tuổi, cô gái đã được bố mẹ gửi đến nhà dì ruột ở khá xa với lý do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không thể nuôi dưỡng.

Người dì tần tảo nuôi cháu suốt nhiều năm, mặc kệ bố mẹ không đón cháu về nhà, cũng hiếm khi qua lại. Thời gian cứ thế dần trôi, thoắt một cái cô gái cũng đã trưởng thành, sự nghiệp vững vàng. Để báo hiếu cho người dì nuôi mình từ nhỏ tới lớn, cô gái quyết định cho em họ - chính là con trai của người dì một số tiền khá lớn để mua nhà. Tin tức này ngay lập tức đến tai bố mẹ đẻ của cô và chuyện ngang trái cũng bắt đầu từ đây.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: 163

Thấy con gái ruột mua nhà cho em họ, bố mẹ của cô gái lấy cớ này cũng đòi con gái phải cho tiền em trai ruột mua nhà giống như thế, em họ còn cho được thì không lẽ em ruột lại không nhờ được chị gái một chút gì. Thế nhưng cô gái có động thái khá rõ ràng dứt khoát, không đồng ý chuyện phải cho tiền em trai ruột mua nhà. Điều này làm cho cha mẹ đẻ của cô vô cùng tức giận.

Thế là họ đã quyết định kiện chính con gái ruột của mình ra toàn, đòi bồi thường khoản tiền phụng dưỡng 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng). Nhận thấy cha mẹ của cô gái ngay từ đầu đã không có làm tròn trách nhiệm nuôi con, gửi con đi khi còn quá nhỏ và để mặc con sống với dì. Vả lại, họ cũng có cuộc sống không quá thiếu thốn, nhận được lương hưu đều đặn hàng tháng nên tòa không đồng ý với quyết định đòi 500.000 NDT mà để cho 2 bên tiếp tục thương lượng về số tiền phụng dưỡng, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện kinh tế.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: 163

Câu chuyện xảy ra tại Thượng Hải, Trung Quốc gây xôn xao mạng xã hội nước này với nhiều ý kiến khác nhau.

- Thực sự cha mẹ cô ấy chỉ biết đến tiền của con gái mình mà thôi, bao nhiêu năm gửi con đến nhà dì, thử hỏi nếu không có người dì chăm sóc nuôi nấng thì cô gái liệu có được thành công như hiện tại hay không?

- Đảm bảo nếu con gái nghèo khổ, không có tiền thì bố mẹ cũng không bao giờ ngó lấy một cái đâu. Nuôi con trai, con gái thì gửi đi, lúc thấy con có tiền lại đòi phụng dưỡng, đúng là đau lòng.

- Phụng dưỡng bố mẹ là trách nhiệm của con cái, nhưng trong trường hợp này thật khó để nói rằng cô gái đã sai khi không phụng dưỡng cha mẹ, vì từ năm 2 tuổi đã gửi con cho người khác nuôi rồi cơ mà?

- Chẳng phải trọng nam khinh nữ mới có cớ sự này hay sao? Tội cho cô gái đã không nhận được tình yêu thương của cha mẹ bao năm, nay lại còn dính vào hoàn cảnh trái ngang thế này.

- Có thể con gái dư tiền để mua nhà cho em trai ruột, nhưng cô ấy không muốn thế, chỉ muốn báo đáp với những người mình mang ơn mà thôi.

- Vậy người dì cũng đòi lại tiền nuôi dưỡng cháu suốt ngần ấy năm trời đi, nghĩ sao còn kiện con mình ra tòa.

Công sinh thành đương nhiên rất to lớn, nhưng thật sự nếu chỉ sinh con ra nhưng lại không lo lắng, hết lòng chăm sóc cho con mình thì cũng sẽ rất khó để đứa trẻ có được tình cảm yêu thương cha mẹ. Bố mẹ của cô gái sẵn sàng nuôi con trai, nhưng lại đẩy con gái mình đến nhà dì, tới lúc thấy con thành công lại bắt đầu đòi hỏi vật chất, thực sự là một câu chuyện khiến nhiều người phải đau lòng và suy nghĩ về trách nhiệm thực sự của mỗi người cha, người mẹ.

Chẳng phải khi con chào đời, bố mẹ nào cũng mong muốn con mình được hạnh phúc? Ai cũng nghĩ rằng, bố mẹ nào cũng là người tốt nhất với con, yêu con hơn cả bản thân, nhưng thông qua những trường hợp như thế này, rất nhiều người có lẽ sẽ phải suy nghĩ lại. Mỗi người cha người mẹ, sinh con ra đời xin hãy làm tròn trách nhiệm của bản thân trước khi áp đặt và đòi hỏi mọi thứ từ con cái.