Bình luận, nhắn tin mà thiếu dấu phẩy đôi khi bị suy diễn thành nghĩa khác, dễ bất ngờ bật ngửa lắm đó mọi người.

Bởi người ta nói có sai đâu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nhắn tin, bình luận trên mạng mà thiếu dấu là dễ sinh hiểu lầm dở khóc dở cười lắm. Như đoạn trao đổi hỏi thăm qua lại giữa thầy trò này nè mọi người, học sinh bình luận thiếu dấy phẩy mà người xem có thể nghĩ nhầm sang thầy giáo ở nhà “ăn hại”. Vừa buồn cười mà vừa tỉnh cả con người, nếu có việc quan trọng là phải viết câu chữ rõ ràng mạch lạc nha mọi người, nhiều trường hợp hậu quả nặng nề, dọn không kịp luôn đó.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Trần Minh Nghĩa

Theo một ảnh chụp màn hình đang lan truyền trên mạng thì chuyện dở khóc dở cười do bình luận thiếu dấu phẩy xảy ra giữa thầy và trò. Chuyện vẫn rất ổn khi hai thầy trò hỏi thăm nhau cho đến khi một dòng bình luận thiếu dấu phẩy của học sinh khiến thầy hú hồn.

Vậy cái dòng bình luận thiếu dấu phẩy khiến thầy giáo bất ngờ phải hỏi lại ngay là gì? Mọi người đọc thử xem, thiếu dấu thế này thì có phải khổ không: “Vâng thầy ở nhà ăn hại ạ”. Rồi, đang hỏi thăm học trò thì nó cho một đòn khó đỡ ngay thế này đây, khi không lại đi nói thầy ở nhà ăn hại.

Thực tế câu chuyện đi theo một chiều hướng khác nhé mọi người, ý của học sinh là nói bản thân mình ở nhà ăn hại chứ không phải thầy giáo, ngay sau đó thầy đã hỏi lại “dấu phẩy sau chữ vâng hay chữ thầy vậy em”. Tất nhiên đáp án sẽ là “vâng thầy, ở nhà ăn hại ạ”. Mối tương quan thầy trò đang tốt đẹp, chắc bạn học sinh cũng chẳng có ý nói thầy ăn hại đúng không nào.

Đó, chỉ một dấu phẩy không thêm vào câu thôi mà rối bời luôn đó mọi người, gặp thầy vui tính, bình tĩnh thì còn kịp chỉnh lại chứ gặp người khó tính thì tình thầy trò chắc chẳng bền lâu.

hình ảnh

Ảnh: C.herald

Qua đây mọi người phải tỉnh táo lên, dù là bình luận trên mạng, đôi ba câu chuyện trò cũng cần viết rõ ràng, mạch lạc, đủ dấu để đúng nghĩa, chứ có khi vì vài câu cho vui mà sinh hiểu lầm, cự cãi thì rất đáng tiếc.

Riêng các em nhỏ, khi nhắn tin cho người lớn hơn mình, để tránh những tình huống dở khóc dở cười thì nên nhắn tin đủ dấu câu, từ ngữ rõ ràng, văn phong thể hiện sự tôn trọng, đừng nghĩ chỉ là mạng xã hội thì muốn nhắn sao nhắn. Có như vậy mới vừa thể hiện được sự tôn trọng với người lớn tuổi hơn mình, vừa nhận lại được mối tương quan tốt đẹp, đứng đắn. 

Nhân chuyện về nhắn tin thiếu dấu gây hiểu lầm, em kể ra đây một số câu chuyện dở khóc dở cười, mọi người xem giải trí cho vui nhưng cũng chú ý hơn khi nhắn tin nhé mọi người. Chuyện người ta mình đọc hài thôi chứ tới chuyện mình là có khi giải thích điên cái đầu với người nhận tin luôn đó.

Ví dụ như có chị nhắn tin với người yêu “Anh ngu chua? Sao anh khong den, em om hai thang nay met lam”, anh kia đọc nhầm thành “anh ngu chưa, anh không đến, em đang ôm hai thằng mệt lắm”. Ối giồi ôi, còn gì nữa đâu mà khóc với sầu, ảnh gọi mắng người yêu te tua. Cuối cùng thì thành ra chị này than ốm cả 2 tháng nay, trách người yêu sao không đến thăm. Chán cái tin nhắn không dấu ghê chứ.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình

Một chị khác đăng bài khoe con biết ngồi lại bị nhầm thành chuyện tế nhị vợ chồng cũng chỉ vì không thèm để dấu. Chị đăng là “Con biet ngoi roi! Gioi qua! Con bo thi luoi lam, duoc may cai la nam uon ra!”. Một người bạn vào mắng chị là đem chuyện không hay ho đăng lên mạng, cũng tại người bạn này đầu óc đen tối đọc thành: “Con biết ngồi rồi! Giỏi quá! Còn bố thì lười lắm, được mấy cái là nằm ườn ra!”, còn hỏi chị là chồng em đuối thế cơ à.

Cười lăn luôn đó mọi người. Bởi mới nói, nhắn tin hay đăng bài trên mạng thì làm ơn gõ rõ ràng từng chữ ra, chứ để người ta hiểu lầm rồi đi giải thích mệt lắm. Nhiều lúc chuyện hiểu lầm lại khiến tình cảm rạn nứt, đâu có đáng. Nên rút kinh nghiệm nha mọi người ơi.