Tổng cộng hiện nay đã có 8 loại vắc xin nCoV được phê duyệt tại Việt Nam đều đảm bảo an toàn, hiệu quả nên mọi người cứ yên tâm. Mặc dù đã được tiêm chủng, thậm chí có nhiều người đã được tiêm đủ 2 mũi nhưng lại không biết gì về những vắc xin này.

Các loại vắc xin này bao gồm:

AZD1222 (do AstraZeneca, Anh, sản xuất)

Comirnaty (Pfizer và BioNTech, Đức, điều chế)

Sputnik V (Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga, sản xuất)

Vero Cell (Sinopharm, Trung Quốc, sản xuất)

Spikevax (Moderna, Mỹ, sản xuất)

Janssen (Johnson & Johnson sản xuất)

Abdala (Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba)

Hayat Vax (CNBG).

Được tiêm đã mừng rồi, nhưng nếu biết rõ về loại vắc xin mình được sử dụng để phòng bệnh như vậy sẽ giúp mọi người yên tâm hơn nhiều. Vậy hiệu lực bảo vệ của các vắc xin đang được phê duyệt tại Việt Nam này có gì khác nhau không và loại nào là tốt nhất?

Điều này đã được phân tích đầy đủ trên báo chí, mọi người có thể cập nhật để biết rõ loại vắc xin mà mình tiêm để không cần phải lăn tăn nữa nhé.

hình ảnh

Một nhân viên khu công nghệ cao Tân Thuận, quận 7, TP.HCM được tiêm vắc xin nCoV. Ảnh: Zing

Vắc xin AstraZeneca

Đây là vắc xin do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất, nó bắt đầu thử nghiệm từ tháng 1/2020. Nó được thử nghiệm trên 65.000 người tại Brazil, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nam Phi... Theo dữ liệu do đơn vị sản xuất công bố, hiệu lực ngừa nCoV của vắc xin này là 76%, trong vòng 22-90 ngày sau khi tiêm một liều duy nhất.

Ngoài ra, nó có hiệu lực 100% đối với bệnh nặng và nhập viện. Dữ liệu tạm thời trước đó cho thấy hiệu lực của vắc xin này là 70,4% trong các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.

Vắc xin Sputnik V của Nga

Đây loại vắc xin đầu tiên được cấp phép trên thế giới. Theo kết quả công bố của Viện Nghiên cứu Gamaleya cho thấy, Sputnik V có hiệu lực tới 91,6% sau hai liều tiêm. Còn theo kết quả thử nghiệm sơ bộ được công bố trên tạp chí The Lancet cho thấy vắc xin này có hiệu lực 91,4%.

Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Theo New York Times, ngày 9/11/2020, Công ty Pfizer (trụ sở tại New York, Mỹ) và Công ty BioNTech (của Đức) đã làm thông báo kết quả nghiên cứu của họ, cho thấy vắc xin nCoV có hiệu lực tới 91,3%, vượt xa mong đợi. Đây là loại vắc xin đầu tiên trên thế giới đạt tới hiệu lực này trong thời điểm công bố nghiên cứu.

Vắc xin Moderna

Vắc xin ngừa nCoV của Moderna là loại đầu tiên tại Mỹ thử nghiệm lâm sàng trên người. Công ty sản xuất đã đưa ra thông báo kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 trên người vào ngày 16/11/2020, với hiệu lực bảo vệ lên tới 94,1%, cao hơn nhiều so với dự kiến của các chuyên gia.

Vắc xin Janssen (Johnson & Johnson sản xuất)

Theo  WHO, một liều vắc xin Janssen cho hiệu lực 85,4% trong việc giảm bệnh nặng và 93,1% trong giảm nguy cơ nhập viện sau 28 ngày tiêm chủng. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa mắc virus SARS-CoV-2 độ vừa và nặng 66,9%.

Còn theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trong các thử nghiệm lâm sàng, vắc xin này có hiệu lực 66,3% ngăn ngừa mắc nCoV. Người tiêm được bảo vệ tốt nhất sau 2 tuần tiêm chủng. Không ai mắc virus SARS-CoV-2 sau 4 tuần tiêm vắc xin Janssen.

hình ảnh

Hiện nay đã có 8 loại vắc xin nCoV được phê duyệt tại Việt Nam. Ảnh: Zing

Vắc xin Hayat Vax (CNBG)

Theo nghiên cứu được thực hiện ở Abu Dhabi, vắc xin này có hiệu lực 100% trong việc ngăn ngừa mất vì nCoV, giảm 93% tỷ lệ nhập viện, bệnh nặng. Đây cũng là loại vắc xin nCoV duy nhất được sử dụng ở Abu Dhabi, trước khi Pfizer được giới chức nước này phê duyệt vào tháng 2.

Vắc xin Vero Cell (Sinopharm, Trung Quốc, sản xuất)

Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc cấp phép sử dụng Vero Cell có điều kiện với vắc xin này và công bố hiệu lực bảo vệ có thể đạt 79,34%; tỷ lệ sinh kháng thể trung hòa là 99,52%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ghi nhận vắc xin này Vero Cell có hiệu lực 79% trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2, nhập viện. Kết quả dựa trên thử nghiệm giai đoạn 3 đa quốc gia, sau 14 ngày kể từ khi được tiêm đủ 2 liều.

Vắc xin Abdala

Đây là vắc xin được Tập đoàn Dược BiCubaFarma khẳng định có hiệu lực chống lại nCoV tới 92,28% trong các thử nghiệm lâm sàng. Điều này khiến nó được xếp ngang hàng với các loại vắc xin hiệu lực nhất hiện nay như BioNTech/Pfizer và Moderna.

hình ảnh

Về tác dụng phụ, trên thực tế, tất cả các loại vắc xin khi tiêm chủng đều có thể gây phản ứng từ nhẹ tới nặng, tùy theo cơ địa mỗi người

Theo các nghiên cứu đều cho thấy, tất cả các vắc xin đều có khả năng gây tác dụng phụ, gồm tại chỗ (đau, ngứa vết tiêm, sưng tấy), toàn thân (sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ)... Đây là những phản ứng thông thường và sẽ hết sau vài ngày.

Trên đây là phân tích đầy đủ về hiệu lực của 8 loại vắc xin đang được phê duyệt tại Việt Nam mình vừa đọc được trên 1 tờ báo nên chia sẻ lại. Dù hiệu quả bảo vệ có 1 chút khác nhau, nhưng đến lượt được tiêm thì loại vắc xin nào cũng là tốt nhất nha mọi người.

Nguồn: Tổng hợp