Sinh ra ở đất nước mình em cảm thấy may mắn vì thiên nhiên ban tặng ta quá nhiều thứ tuyệt vời. Người giỏi giang là người biết tận dụng những thứ đó để kiếm tiền, thu lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên chúng ta cần phải biết rằng việc khai thác cần có kế hoạch, đúng cách và tuân thủ quy định. Nếu làm sai, sẽ phải trả giá lớn đó.

>>> Bánh tôm Hồ Tây: Món ngon trứ danh, chưa ăn là chưa biết Hà thành

Tình cờ em đọc được tin trên trang Dân Trí thấy hay nên muốn chia sẻ đến các mẹ, nhờ vậy mà em biết được thêm một loại tôm. Đó là tôm rừng, khác với các loại tôm kia sống dưới nước, tôm này lại sống trong hang đá hoặc trên cây. Nó được xem là đặc sản ở vùng Lạng Sơn với giá bán không hề rẻ, khoảng 300.000 đồng đến 500.000 đồng/kg.

Hằng năm, cứ tới tháng 6 là người dân ở xứ sở này lại bắt đầu đi săn tôm rừng. Loại này có kích thước khá nhỏ, chân như con cào cào, con nào to nhất cũng chỉ bằng ngón tay út. Chúng thường sống ở nơi rừng sâu, cây cối rậm rạp, ẩm ướt.

hình ảnh


Ảnh: Tôm rừng đầu mùa có giá lên tới 500.000 đồng/kg. Nguồn: Dân Trí. 

Theo một người dân ở đây cho biết, theo tiếng của người dân tộc Nùng, tôm rừng còn được gọi là ‘cùng đống’. Loài này có thân màu xám trong, đầu nhỏ và ít râu hơn tôm thường. Tuy loại này sống quanh năm nhưng chúng chỉ xuất hiện nhiều nhất vào tháng 6. Người đi bắt loại này thường là những thợ đi rừng giỏi, bởi chúng rất thính và khôn. Cứ thấy người đến là thi nhau bỏ trốn. Vì thế dụng cụ đi săn phải được thiết kế và đặt làm riêng giống cái vợt muỗi để đến gần đó chụp lên thân cây và đàn tôm sẽ sa vào lưới.

Muốn bắt được loại tôm này, người thợ phải đi khá xa, vào tận trong rừng sâu heo hút, rậm rạp vì chúng rất thích sống ở các hốc cây to, hang đá rộng, nếu nhìn xa trông đám tôm như một tổ ong khổng lồ.

Vì việc săn bắt vất vả và kỳ công nên giá tôm rừng hiện khá cao, dao động chừng 300.000 đến 400.000 đồng/kg, còn loại ngon thì đắt hơn 500.000 đồng/kg. Ngày trước, dân ở đây thường bán cho quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ đồ rừng.

Còn theo anh Nông Dũng sống ở địa phương nhiều năm tâm sự, ngày trước lúc quê anh còn nghèo thì người dân hay vào rừng đào củ sắn, củ mài, bắt tôm rừng về ăn cho qua ngày. Nay biết món ăn dân dã đó trở thành đặc sản nơi phố thị nên cứ đến mùa thì những người trong bản lại lập thành từng nhóm, tốp đi săn tôm rừng về bán.

Theo chia sẻ của anh Dũng thì tôm rừng giờ cũng không nhiều như ngày xưa bởi mọi người đã đánh và khai thác khá đông. Nếu ngày ngày chăm chỉ, thì mỗi ngày cũng bắt được 2kg tôm. Loại này có ưu điểm chạy rất nhanh, không chạy thì thôi nếu chạy chúng sẽ chạy nhanh vào hang, trốn tịt trong hang, nhất định không chịu ra ngoài. Vì thế nếu ai không đi rừng quen, không bắt bài được chúng thì có khi cả ngày không bắt được con nào.

hình ảnh


Ảnh: Tôm rừng có kích thước khá nhỏ, chân như con cào cào. Nguồn: Dân Trí. 

Đầu mùa giá tôm rừng thường đắt lên tới nửa triệu/kg, giữa mùa có giá rẻ hơn chỉ còn 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg. Món này ngon nhất thường được rang với lá gừng, chanh, lá mắc mật. Nếu ai dị ứng thì không nên dùng vì nó dễ gây mẩn ngứa, khó chịu.

Coi rồi thấy ham mẹ ha, nhưng mà như em nói, cái gì có sẵn trong tự nhiên chúng ta cần có kế hoạch khai thác vừa phải, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Việc khai thác quá mức có thể khiến chúng ta trả giá đắt, gánh chịu những hậu quả thiên tai khôn lường. Mẹ thấy không, những người thợ chuyên săn tôm rừng cũng chia sẻ thật, giỏi lắm mỗi ngày chỉ săn được tối đa 2kg tôm. Vì lượng khai thác đông cho nên đến nay không còn nhiều như trước nữa.

Cái gì cũng có giới hạn của nó, đừng vì ham tiền và lợi ích trước mắt mà gây hại cho mình lẫn người xung quanh về sau nhé!