Thiệt ra với mỗi người, 30 ngàn mỗi ngày đâu có bao nhiêu, chắc bằng một tô phở ở đất thành thị. Nhưng ông bà mình nói đúng, “tích tiểu sẽ có ngày thành đại”, mỗi ngày bỏ ống 30 ngàn, mẹ có tưởng tượng ra sau 10 năm mình thu được bao nhiêu tiền không?

Tình cờ em đọc bài viết chia sẻ của chị Hương trên trang Vietnamnet mà thấy nể phục quá nè các chị. Chị Hương kể mỗi ngày đi chợ, chị cố gắng chắt bóp và tiết kiệm 30 ngàn đồng rồi bỏ ống heo, cuối năm mổ heo rồi dùng tiền đó đi mua vàng, cứ làm như vậy kiên trì suốt thời gian dài, thành quả thật không thể ngờ luôn

Năm 2010, chị kết hôn với anh Đoàn ở Hải Dương rồi cả 2 lên Hà Nội lập nghiệp. Chồng chị là thợ sửa ống nước, chị Hương làm công nhân trong công ty môi trường đô thị, thời điểm cả 2 cùng lên thành phố làm thì lương khởi điểm của họ là 13 triệu đồng.

>>> Dành 8 tỷ mua căn hộ cao cấp, ai ngờ lỗ đậm: Chỗ đại hạ giá, chỗ nhiều năm chưa có sổ

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnamnet. 

Vì thu nhập eo hẹp vả lại nhà phải thuê để ở nên ngay từ đầu, vợ chồng chị lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tháng. Chị tự lập ra kế hoạch cho mình, mỗi tháng chỉ được xài 70% lương, còn 30% dành tiết kiệm. Vì thế mà với kế hoạch này, mỗi tháng vợ chồng chị chỉ xài 9 triệu đồng, còn 4 triệu đồng để tích lũy.

Tính từ năm 2010 đến 2015, sau 5 năm gắn bó, vợ chồng chị để dành được 7,5 cây vàng, cộng với 2,5 cây vàng được cho tặng lúc cưới, tổng cộng được 10 cây vàng. Chị nói thời điểm trước, giá vàng chỉ dao động ở mức 35 đến 37 triệu đồng/lượng, mỗi tháng nhận lương về chỉ mua 1 chỉ để tích lũy, không chỉ vậy hằng ngày đi chợ, chị cố gắng tiết kiệm thêm 30 ngàn đồng, hạn chế mua những thứ không cần thiết, tiền lẻ thừa chị gom lại, bữa sau đổi thành 10 ngàn hoặc 20 ngàn đồng rồi bỏ ống heo, cứ như vậy, bình quân mỗi tháng chị để dành được 1 triệu. Một năm mổ heo được trên dưới 12 triệu đồng.  Số tiền này chị dành để mua vàng.

Sau khi tích lũy được 10 cây vàng, chị có người quen ở quê rao bán mảnh đất rộng 60m2, ở gần trường học với giá 380 triệu đồng, chị bán 10 cây vàng để dành có được 350 triệu đồng, còn thiếu vài chục triệu chị vay mượn thêm để mua mảnh đất ấy.

Năm 2016, chị sinh thêm bé thứ 2. Có thêm thành viên mới nên mọi chi phí sinh hoạt đội lên cao, tuy nhiên không vì thế mà vợ chồng chị chùn bước. Qua thời gian, thu nhập của 2 vợ chồng cũng tăng lên 19 triệu đồng, trong đó chỉ xài 13 triệu đồng, còn 6 triệu đồng để tích lũy.

Và vẫn cứ duy trì thói quen tích lũy tiền lẻ nuôi heo và mua vàng tiết kiệm. Mỗi tháng chị mua được 2 chỉ vàng. Có một điều đặc biệt là tuy nuôi heo để tích lũy tiền lẻ nhưng 5 năm trước, vợ chồng chị cũng để dành được 60 triệu đồng, tương đương 2 cây vàng. Chị chia sẻ thấy con số này không hề nhỏ, rõ là do tiết kiệm những đồng tiền lẻ mà giờ đây mới thấy hiệu quả của nó.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Môi trường và Đô thị. 

Đến năm 2018, mảnh đất chị Hương mua dưới quê bất ngờ tăng giá mạnh do nằm trên trục đường chính, lại gần trường học và khu di tích mới được sửa chữa, mở rộng. Do vậy, đến tháng 5/2018, có người trả mảnh đất đó với giá 1,2 tỷ đồng và vợ chồng chị quyết bán mảnh đất đó để mua 2 mảnh đất khác ở khu vực Hà Đông, mỗi mảnh rộng 35m2 với giá 700 triệu đồng/mảnh.

Đến tháng 8/2020, khi giá vàng tăng đến mức 65 triệu đồng/lượng, vợ chồng chị đã tích lũy được 11 cây vàng và tranh thủ được giá đã bán hết số vàng, thu về 715 triệu đồng. Lúc này anh chị vẫn chưa có ý định mua nhà tiếp mà thuê trọ để dồn tiền mua đất đầu tư.

Khác với các lần trước, lần này, vợ chồng chị định mua đất có giá cao hơn để sinh lời nhiều và dễ bán hơn, sau 1 tháng săn lùng, vợ chồng chị đã mua được 1 mảnh đất rộng 40m2 ở quận Thanh Xuân với giá 1,2 tỷ đồng. Vì không đủ tiền nên vợ chồng chị đành vay mượn anh em, nhưng khoản đó không quá áp lực với anh chị vì nguyên tắc tích lũy trước giờ họ vẫn duy trì được, và dự tính 1 năm sẽ trả xong.

Các mảnh đất mà vợ chồng chị mua nay đều lên giá, như ở khu Hà Đông mỗi mảnh có giá 1,3 tỷ đồng, còn ở quận Thanh Xuân có giá 2,2 tỷ đồng nhưng vợ chồng chị chưa có ý định bán bây giờ.

Đến giờ khi đạt được thành quả, chị mới tâm sự tất cả có được là do sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu hết mình, từ kinh nghiệm của bản thân chị chân thành chia sẻ với mọi người cần biết quản lý tài chính gia đình, lập kế hoạch và chi tiêu đúng nguyên tắc đề ra. Đồng thời, phải biết trân trọng và tiết kiệm những đồng tiền lẻ, nhờ có nó mà trong tay mới có tiền tỷ ngày hôm nay.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Người Tiêu Dùng và Pixabay. 

Dù đã đạt được thành quả đáng kể nhưng chị vẫn cứ duy trì thói quen tích lũy để kinh tế gia đình ngày một tiến xa hơn nữa.

Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chi tiêu. Gia đình có đủ đầy hay dư dả không phụ thuộc vào họ, bởi biết chi tiêu và quản lý nó, tiêu xài và tiết kiệm có kế hoạch rồi sẽ có gặt được quả ngọt thôi các mẹ à.

Vậy nên nếu chưa có kế hoạch tiết kiệm, ngay từ hôm nay, khi đọc bài này xong, hãy lập kế hoạch cho mình các chị nhé!