Thay vì ép con học nhiều hơn để cải thiện điểm số, người mẹ lại rèn kỹ năng tư duy, khả năng suy nghĩ cho con.

Nhiều mẹ than phiền con mình chậm, học không giỏi. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng có thể con không hề dở như mẹ nghĩ. Chỉ là chưa được hướng dẫn đúng cách hoặc khai mở trí tuệ mà thôi. Kiến thức học ở lớp như nhau, nhưng có bé nghe là hiểu, có bé lại gặp khó khăn, khó tiếp thu.

Phụ huynh sợ con thua kém, học không kịp bạn bè nên vội cho con học tiền tiểu học, học trước chương trình. Điều này không hề tốt, thậm chí gây hại lâu dài về sau. Có những bé tiểu học thì rất giỏi nhưng càng lên lớp lớn càng hụt hơi, học thêm đủ kiểu mà chẳng biết gì.

Nhưng lại có trường hợp, con ở tiểu học xếp loại trung bình lên cấp 2 thành học sinh giỏi. Tất cả là nhờ cách dạy khéo léo, đi đúng hướng của người mẹ. Thay vì ép con học nhiều, mẹ chọn cách rèn cho con kỹ năng đón nhận kiến thức. Con giỏi hay dở nhiều khi không nằm ở trí thông minh, mà nằm ở cách giáo dục.

Từ đứa trẻ phá làng phá xóm thành học sinh hạng nhất

Nói về chuyện dạy con từ xếp loại trung bình thành học sinh giỏi phải nhắc đến chuyện của bé William. Đây là sự việc có thật ở xứ Trung, em tóm lược lại để các mẹ xem cho nhanh nhé. William lúc nhỏ siêu nghịch ngợm, cả xóm ai nghe tới tên cũng ngán ngẩm. Tới nhà hàng xóm thì lục lọi, đi học thì trốn suốt, thành thử điểm số chỉ xếp loại trung bình.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: QQ

Nhưng bất ngờ, cả xóm nghe được tin William đạt hạng nhất môn toán thi đầu vào trường cấp 2. Đề thi khó như vậy mà một học sinh trung bình lại có điểm thủ khoa, hàng xóm cứ tưởng tin bịa. Có người còn tự hỏi: “Cái thằng gây rối cả xóm thế mà điểm cao nhất à”.

Sự thay đổi này của William thật sự quá lớn, khiến nhiều người không tin được. Họ kéo nhau đến họ chuyện mẹ của cậu bé thì nhận được câu trả lời khiêm tốn. Chị nói do con mình may mắn thôi chứ không thể gọi là xuất sắc. Chẳng ai tin được nên cứ theo hỏi.

Thay vì bắt con học nhiều, mẹ cho con chơi để rèn tư duy

Cuối cùng chị cũng nói thực sự không có phương pháp nào. Chỉ là từ tiểu học, chị đặc biệt chú trọng rèn luyện khả năng tư duy cho con. Chủ yếu là cho con chơi các trò chơi rèn luyện tư duy và kể chuyện vui trong ngày cho con nghe. Từ đó con đi học cũng tiếp thu bài tốt hơn, biết suy luận, giải quyết vấn đề hơn.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: zh - sohu

Theo chị, khả năng tư duy logic có thể nói là khả năng tiềm ẩn cần thiết của trẻ. Có năng lực tư duy logic tốt thì khả năng quan sát, phán đoán, phân tích, khái quát, suy luận… sẽ rất mạnh. Với cách rèn luyện này, dù trong học tập, hay làm việc khác, trẻ sẽ suy nghĩ tích cực và hiệu quả hơn.

Kiến thức con học được là tiếp thu và con hiểu thực sự chứ không phải kiểu học vẹt. Cho nên càng lên lớp trên, con càng học giỏi bền vững chứ không phải càng học càng sút.

Em thấy chị này khiêm tốn, lại dạy con rất hay nè mọi người. Được cái chị nhìn xa, cũng nương theo tâm lý trẻ nhỏ mà dạy dỗ. Gặp bình thường, con học kém hay quậy phá là đưa vào khuôn khổ liền. Cha mẹ sẽ để con học nhiều hơn, làm toán, tập viết nhiều hơn.

Chị thì lại hướng đến việc rèn luyện tư duy chứ không nhồi nhét kiến thức. Vì suy cho cùng, trẻ học giỏi hay dở còn do khả năng tiếp thu. Học nhiều mà con không biết cách suy luận thì cũng chỉ là học thuộc lòng. Thay vì hạn chế con, gò bó con trong khuôn khổ học tập, chị cho con vừa học vừa chơi.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: fsv

Chị cho biết từ ngày để con chơi các trò suy luận hình ảnh, mê cung, con luyện được trí nhớ và sự tập trung hơn hẳn. Do đó lên lớp cũng tiến bộ hơn. Con còn chủ động rủ mẹ chơi đến tận đêm mới chịu nghỉ. Do năng lượng dồn hết vào trò chơi với mẹ, con cũng không còn đi phá làng phá xóm nữa.

Em thấy hay nên cũng muốn hướng việc dạy con theo kiểu luyện tư duy nên tìm hiểu trên mạng. Thấy họ bảo là sự phát triển tư duy của trẻ có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là 3 năm đầu đời, chủ yếu là tư duy hành động. Giai đoạn 3 – 6 tuổi là tư duy hình ảnh. Và cuối cùng là 6 – 12 tuổi là tư duy logic trừu tượng.

Cha mẹ cần nằm bắt giai đoạn thứ 3 này ở tiểu học, sẽ rất tốt cho việc học của con về sau. Các phụ huynh đang muốn cải thiện kết quả học tập cho con, giúp con tiến bộ từ trung bình lên học sinh giỏi thì có thể áp dụng cách rèn luyện tư duy này xem sao ạ.

*Bài viết có thể hiện góc nhìn cá nhân