Đêm nào cũng phải dậy đắp chăn cho con 4, 5 lần thì chồng không thấy, xui rủi con vừa tung chăn mẹ chưa hay, chồng thấy mắng luôn.

Có con thì nên để chồng chăm cùng các mẹ ạ. Nhiều chị vì thương chồng ngày đi làm cực khổ, tối vợ liền giành hết phần chăm con cho chồng ngủ. Như vậy, chồng sẽ không thấu hiểu được sự vất vả của vợ. Lắm lúc còn nhiếc vợ vì những chuyện rất kỳ cục, tủi thân thật sự.

Em vừa đọc được chia sẻ của một người mẹ ở nhà chăm con nhỏ suốt 2 năm mà tức quá. Chị kể nửa đêm thức giấc, chồng thấy con ngủ không đắp chăn liền trách vợ. Còn nói nặng lời là làm mẹ mà không biết chăm con đàng hoàng. Trong khi, chị thức giấc một đêm 4, 5 lần đắp chăn, cho con uống sữa, thay bỉm thì anh lại không thấy.

Các mẹ nên và phải tạo điều kiện cho chồng chăm con. Thứ nhất là con nhỏ cần có bố ở bên để phát triển hoàn thiện nhân cách, tâm lý. Thứ hai là bố phải chăm con thì mới thấu hiểu những vất vả của mẹ, làm tròn trách nhiệm của mình. Chứ mỗi lần nghe các anh bảo “ở nhà chăm con nhàn lắm” là thấy tức cái lồng ngực.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: dingyue

Ở nhà vợ chăm con từ sáng đến tối, 24/24. Các bố đã không san sẻ, thương vợ hơn thì thôi, đằng này cứ thích bắt lỗi bắt phải là sao. Như chuyện của chị này, em thấy không có đáng để nửa đêm chồng lôi vợ dậy để trách mắng. Thấy con ngủ không đắp chăn, mình là bố thì mình kéo đắp cho con.

Rồi mắc gì nói vợ làm mẹ không biết chăm con. Vậy có bố để làm gì mà mỗi chuyện đắp chăn cho con cũng sanh nạnh vợ? Theo lời chị kể thì con chị có thói quen đá tung chăn khi ngủ. Đêm nào chị cũng dậy 4, 5 lần để đắp chăn lại cho con. Nhưng được một lúc thì con nó lại tung tiếp.

Sức người có hạn, một đêm thức 4, 5 lần đã đủ phờ phạc. Cũng có lúc mệt quá chị ngủ quên mất. Lúc chị dậy đắp chăn cho con thì chồng không thấy. Thiếp ngủ thì chồng lại tức giận vì thấy con ngủ trơ trọi. Hai đêm trước, chồng chị nửa thêm thức giấc, quay sang con thì thấy con nằm phè phỡn không có gì đắp.

Không ngờ, anh ngay lập tức gọi chị dậy và mắng chị không chăm sóc con tốt. Anh nói “con ngủ mà không đắp chăn, còn mẹ lại trùm kín mít, chỉ có dì ghẻ mới làm được chuyện này”. Chị nghe mà khóc luôn, chị nói mình là mẹ, làm sao để con bị cảm. Có đêm nào chị ngủ thẳng giấc đâu, toàn dậy đắp chăn cho con.

Chị cũng có hỏi nếu anh lo con bị lạnh, bị bệnh, vậy tại sao anh thấy mà không đắp lại cho con. Anh chồng cứng miệng, cuối cùng im lặng và đi ngủ tiếp. Hôm sau, biết mình đi quá xa nên chồng đã xin lỗi, nhưng chị vẫn thấy rất tổn thương.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: sohu

4 lý do khiến bé ngủ hay tung chăn

Thực tế, việc bé đạp chăn không chỉ do nóng mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chỉ khi bố mẹ tìm ra nguyên nhân sâu xa thì mới có thể giải quyết một cách triệt để.

1. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, khó tiêu

Có thể buổi tối bố mẹ sẽ cho con ăn thêm vì sợ đi ngủ bị đói. Thực tế, dạ dày của trẻ em không mỏng manh như người lớn, cũng lâu đói hơn. Nếu ăn nhiều quá có thể khiến con đầy bụng, khó tiêu và ngủ không ngon. Do giấc ngủ chập chờn, con sẽ có xu hướng đá vào chăn.

2. Phấn khích trước khi đi ngủ

Trước khi ngủ, nếu con quá vui, tinh thần trong trạng thái hưng phấn có thể vẫn sẽ tiếp diễn trong tiềm thức. Thần kinh não của bé vẫn hoạt động và dễ ngủ mơ, tay chân vung loạn xạ khiến chăn bị đẩy ra.

3. Chăn không thoải mái

Nhiều bé không thích bị đắp chăn khi đi ngủ. Con có thể cảm thấy vướng tay chân, bí bách, không thoải mái nên mẹ có đắp cỡ nào cũng phải đẩy ra mới ngủ được. Hoặc có thể da con đang có vấn đề dị ứng, bị ngứa, con sẽ muốn đẩy chăn ra để tự do gãi, cảm giác thoáng hơn, dễ chịu hơn.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: QQ

4. Mồ hôi

Trẻ em có quá trình trao đổi chất nhanh hơn người lớn và dễ đổ mồ hôi hơn. Có thể là hơi lạnh với mẹ nhưng với con thì nóng, nên con sẽ đạp chăn ra để mát mẻ hơn.

Và tóm lại là cái việc chăm con, đắp chăn cho con là việc chung của bố và mẹ. Đừng đổ hết cho mỗi mình vợ, tới chuyện con ngủ không đắp chăn cũng quy hết trách nhiệm cho vợ thì anh này sai thật sự.

*Bài viết thể hiện góc nhìn cá nhân