Trẻ nhỏ hay bắt chước, cứ thấy người lớn tự dùng tăm bông ngoáy tai thì một ngày nào đó cũng phải bắt chước làm lại y như vậy. Nhưng kết quả đâu phải lúc nào cũng như nhau.

Một lặng sau khi con nhà mình bị ổ mủ trong tai được bác sĩ dặn không tự ý ngoáy tai bằng tăm bông là mình bỏ hết bao nhiêu tăm bông trong nhà, tuyệt đối cai, không dùng nữa.

Số là lão chồng nhà mình có thói quen dùng tăm bông ngoáy tai sau mỗi khi đi tắm. Ban đầu mình thấy thói quen này cũng không có gì đáng ngại để mà nhắc nhở, lại còn có tật chồng thích gì hay để ý rồi mua cho lão cả mấy hũ tăm bông ngoáy tai để dành nữa cơ.

Cho đến một ngày, con trai 5 tuổi của mình cứ ôm tai khóc bảo con đau tai thì mọi chuyện mới thay đổi.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Hôm đó mình sốt ruột đưa con đi khám ở bệnh viện nhi liền. Bác sĩ rọi đèn, chụp chiếc các kiểu thì nói không phát hiện vấn đề gì nguy hiểm, chỉ là có ổ mủ và vùng viêm đỏ trong tai rồi kê đơn thuốc cho con về dùng, hẹn 1 tuần sau tái khám.

Khi khám, bác sĩ hỏi con mình rất kỹ về thói quen vệ sinh tai, mũi, họng thì bé ngồi tự khai: “Con thấy ba hay dùng tăm ngoáy nên con cũng làm theo”. Thế là bác sĩ nhăn mặt ngay, dặn con từ nay phải bỏ, không tự ngoáy tăm bông vào tai nữa, nếu không sẽ phải đến thăm bác thường xuyên, còn dọa tai hỏng là không nghe được gì nữa. Ku cậu nghe bác sĩ lắm về chừa luôn.

Đấy, các mẹ để ý, con mình nó còn nhỏ, hay tò mò lại giỏi bắt chước người lớn tự ngoáy tai mà làm vậy nguy hiểm lắm.

Có một trường hợp mới đây ở Đông Quản, em bé 3 tuổi tự ngoáy tăm bông khiến tai bị chảy máu, kết quả là bị thủng màng nhĩ phải luôn đó các mẹ.

Em biết được thì trường hợp này đến khám ở Khoa Tai mũi họng và Phẫu thuật Đầu Cổ tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Đông Quan.

hình ảnh

Hình ảnh tai bé trai bị chảy máu. Ảnh: Sohu

Bé này cũng giống như con nhà mình, thấy người lớn hay dùng tăm bông ngoáy tai nên cũng bắt chước theo. Mà trong mắt người lớn chúng ta, tăm bông dường như vô hại với trẻ con nên cứ để tùy tiện bất cứ đâu trong nhà.

Em bé này ban đầu chỉ cho tăm bông vào tai ngoáy ngoáy vì tò mò nhưng bé thì làm sao biết phải dùng lực thế nào và thao tác ra sao. Thế nên là chẳng biết bằng cách nào tăm bông bị kẹt sâu bên trong không lấy ra được. Khi cố lấy ra bằng được, bé đã chọc sâu vào trong và làm tai bị chảy máu.

Khi gia đình phát hiện và đưa đi viện, em bé quấy khóc liên tục. Thấy con như vậy, người mẹ vô cùng lo lắng và gặng hỏi bác sĩ liên tục: “Bác sĩ ơi, con tôi có mất thính lực không?”

Bác sĩ chụp ảnh và thực hiện một loạt cuộc kiểm tra thì cuối cùng đưa ra chẩn đoán thủng màng nhĩ phải do chấn thương.

Sau khi thỏa thuận với gia đình về phương pháp điều trị, bác sĩ đã tiến hành nội soi và chữa thủng màng nhĩ cho bé. Sau một thời gian điều trị, em bé đã khỏi hoàn toàn và có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Được sự đồng ý của bố mẹ, bác sĩ đã tiến hành nội soi sửa chữa thủng màng nhĩ cho bé Xiaobao. Hôm nay, màng nhĩ bên phải của Tiểu Bảo đã khỏi hoàn toàn và trở lại bình thường.

Mặc dù trường hợp của bé có thể chữa trị khỏi nhưng bố mẹ vẫn phải hết sức cẩn thận với những thói quen hàng ngày của mình và để ý đến cách bắt chước của trẻ con trong nhà nhé!

Riêng về ráy tai, nếu mẹ lo ráy nhiều làm bít lỗ nghe thì không cần phải lo lắng quá đâu nhé.

Sự thật là ráy tai (cerumen) không cần phải làm sạch và hầu hết đều có thể tự thải ra ngoài. Vai trò của ráy là bảo vệ da ống tai ngoài, ngăn chặn vật lạ xâm nhập vào ống tai, duy trì cân bằng axit-bazơ và cân bằng nội môi vi khuẩn trong ống tai.

Thế nên ráy tai được sinh ra và tồn tại là có lý do của nó chứ không phải vô ích hay gây hại để mẹ phải cố loại bỏ hoàn toàn và quá thường xuyên đâu nhé.

hình ảnh

Ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài khi các con nói, cười, nhai hoặc ngáp, theo chuyển động của khớp hàm dưới và bị trục xuất khỏi ống tai.

Việc ngoáy tai thường xuyên sẽ kích thích vùng da ống tai ngoài tiết ra nhiều ráy tai nên càng ngoáy càng ngoáy nhiều.

Trong khi đó nếu dùng lực không đúng khi ngoáy tai còn có thể làm tổn thương vùng da ống tai, hoặc đẩy ráy tai vào trong tai. Ống tai sát màng nhĩ hình thành tắc mạch ráy tai. Nghiêm trọng hơn là nếu vô tình chọc thủng màng nhĩ cũng sẽ dẫn đến suy giảm thính lực, thậm chí mất thính lực vĩnh viễn.

Vậy những khi con than ngứa tai thì mẹ phải làm gì?

Mẹ có thể dùng ngón tay xoa lên thành trước của ống tai ngoài hoặc thành sau của ống tai ngoài để giảm ngứa. Ngoài ra, cũng có thể dùng tay còn lại đưa qua đầu, kéo vành tai ra sau và hướng lên trên, dùng tăm bông nhẹ nhàng đưa vào thành ống tai ngoài, lúc này ống tai ngoài rộng rãi và thẳng tắp, giúp ít gây tổn thương ống tai ngoài, đồng thời tăm bông cũng dễ lau đến tận chỗ ngứa.

Nếu ráy tai ướt, nhiều dầu hoặc ráy tai đóng cục với kích thước khá lớn và cứng, có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ tai mũi họng chuyên nghiệp để lấy ra. Chứ đừng bao giờ dùng tăm bông, tăm gỗ ngoáy tai, chọc sâu vào ống tai khiến tai bị tổn thương và thậm chí dẫn đến tình trạng thủng màng nhĩ nhé!