Với mỗi một đứa con do mình sinh ra, các bậc cha mẹ đều phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con nên người.

Đáng buồn thay trẻ nhỏ là những sinh mệnh không có sức kháng cự, sự an toàn hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng lại là đối tượng thường xuyên bị trút giận nhất.

Cha mẹ bất lực trong cuộc sống, mệt mỏi với cơm áo gạo tiền, thậm chí là mâu thuẫn vợ chồng.. cũng đều chỉ biết trút giận lên con trẻ. Bởi đơn giản người ngoài là kẻ mạnh hơn họ, có tiếng nói hơn họ, nếu không thể trút giận lên người ngoài, thì chỉ có thể trút lên con mình mà thôi. Bậc cha mẹ nào dám khẳng định mình chưa bao giờ nhân danh danh tính làm cha làm mẹ để trút mọi sự bực bội lên con? Và chẳng phải việc những người cha người mẹ chọn cách ra đi nhưng đem theo con cũng là cách trút bỏ sự bất lực, giận dữ của bản thân lên con trẻ đó sao?

hình ảnh

Người phụ nữ giận dữ vì chồng không lo làm ăn, có tin cho rằng bố mẹ chồng cũng hất hủi cô (Ảnh IndiaNews)

Theo Indianews, một sự việc gần đây đã làm chấn động cả miền quê Maharashtra, cách thủ đô Mumbai của Ấn Độ hơn 100km. Một bà mẹ 30 tuổi ở Ấn Độ đã bị bắt sau khi dẫn 6 đứa con của mình xuống giếng sâu 20 mét rồi để lại. Người mẹ tên Runa Chikhuri Sahani, có 5 con gái và 1 con trai. sau đó định xuống cùng các con mình nhưng được cư dân địa phương cứu. Trong đó đứa trẻ nhỏ nhất 18 tháng, đứa lớn nhất 10 tuổi. Những đứa trẻ được xác định đã không qua khỏi là Roshni (10 tuổi), Karishma (8 tuổi), Reshma (6 tuổi), Vidya (5 tuổi), Shivraj (3 tuổi) và Radha mười tám tháng.

hình ảnh

Giếng sâu 20 mét và công tác cứu hộ khá vất vả (Ảnh HinduTimes)

Sự việc xảy ra vào buổi tối nên không ai nhìn thấy khi người mẹ trút giận lên con mình bằng hành động đáng xấu hổ đó. Giám đốc Cảnh sát, Ashok Dudhe, báo cáo rằng Runa đã cố gắng xuống giếng. Sau khi xô đẩy các con, cô cũng xuống nhưng một người qua đường đã nhìn thấy cô và cứu cô. Nghi có điều lạ, người này đã hô hoán và gọi dân làng đến tìm kiếm. Trời quá tối và giếng quá sâu đã khiến mọi thứ đều chậm trễ. Chỉ có người mẹ ngồi vô hồn trên bờ. Khi một người hỏi “Rồi sau này ai sẽ gọi cô là mẹ đây?”, người mẹ trẻ im lặng thẫn thờ.

“Người phụ nữ được người qua đường cứu sống nhưng khi đưa các em ra ngoài thì tất cả đều đã quá trễ, bọn trẻ con có lẽ đến lúc ra đi cũng không hiểu sao mẹ lại làm thế với mình”, một người dân trong làng ngậm ngùi nói. Tất cả đều nức nở xót thương cho 6 đứa trẻ vô tội.

hình ảnh

Sự việc gây chấn động cả một vùng quê (Ảnh IndiaTimes)

Giám đốc Cảnh sát Ashok Dudhe nói rằng nguyên nhân xuất phát từ chồng cô, Chikhuna, 32 tuổi, là một người sa đà vào thức uống có cồn, vô công rỗi nghề và luôn nghi ngờ vợ. Cô đã chán ngấy những trận cãi vã triền miên. Cảnh sát nói rằng mâu thuẫn giữa hai người bùng phát sau khi họ chuyển đến Maharashtra để kiếm sống. Người chồng luôn cảm thấy bất an và nghi ngờ vợ lừa dối mình.

“Người chồng luôn nghi ngờ cô ấy thả thính các thanh niên trong làng và thường trở về nhà trong tình trạng không tỉnh táo, thậm chí đã làm tổn thương vợ mình”, ông Dudhe nói.

hình ảnh

Đứa trẻ nhỏ nhất chỉ mới 18 tháng (Ảnh Indiatimes)

Đội cứu hộ Salunkhe, đội cứu hỏa Mahad MIDC và dân làng địa phương đã vớt tất cả các em nhỏ từ giếng lên. Người mẹ đã bị cảnh sát bắt giữ. Một sĩ quan cho biết cô không hề hối hận và không biểu lộ bất kỳ cảm xúc nào khi được hỏi về các con của mình.

"Chúng tôi đã cố gắng nói chuyện với cô ấy. Một người đã hỏi cô ấy rằng cô ấy có nhớ tiếng gọi "Mẹ ơi" của các con không, nhưng cô ấy không rơi nước mắt."

Theo thông tin nhận được, sự việc này xảy ra vào 8 giờ tối thứ hai 30/5. Người chồng bác bỏ những cáo buộc nói rằng anh ta say xỉn và đối xử tệ với vợ con. Anh ta nói rằng hai vợ chồng đã tranh cãi về việc vợ không giữ nhà sạch sẽ và cơm nóng canh ngọt cho anh ta. Lúc nào về nhà thức ăn cũng nguội ngắt. Cảnh sát trưởng cho biết hai vợ chồng không phải người dân địa phương chính gốc mà chuyển đến đây để tìm kiếm cơ hội việc làm. Theo tìm hiểu từ hàng xóm, vợ chồng họ thường xuyên xảy ra cãi vã do người chồng không chịu làm việc cũng không chịu chăm nom nhà cửa, con cái, mọi gánh nặng kinh tế và gia đình đều đổ lên vai người phụ nữ. Có lẽ do nghĩ quẩn trong lòng không thoát ra được, người phụ nữ đã làm chuyện dại dột, định chấm dứt tất cả đau khổ. Nhưng cuối cùng, người mẹ của 6 đứa con lại là người duy nhất còn sống từ giếng sâu.

hình ảnh

Sáng ra dân làng vẫn bàng hoàng (Ảnh HinduTimes)

Thật lạ lùng khi sinh mệnh của 6 đứa trẻ bị tước đoạt bởi những bữa cơm nguội ngắt, bởi sự bất lực và giận dữ của người đã sinh ra chúng. Theo nghiên cứu trên tạp chí When Anger Hurts Your Child , các tác giả nhận thấy rằng những điều sau đây dường như là đúng:

Con cái của cha mẹ giận dữ thường hung hăng hơn và không tuân thủ quy định

Con cái của những bậc cha mẹ giận dữ thường ít đồng cảm hơn

Con cái của cha mẹ giận dữ có khả năng điều chỉnh tổng thể kém

Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự tức giận của cha mẹ và hành vi phạm pháp ở trẻ nhỏ.

Những tác động của sự tức giận của cha mẹ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến đứa trẻ trưởng thành, bao gồm mức độ trầm cảm ngày càng tăng, xa lánh xã hội, mâu thẫn bạn đời, và thành tựu nghề nghiệp, kinh tế kém. Đó là cái giá ít nhất mà đứa con phải gánh chịu từ sự tức giận của cha mẹ, dù sao cũng may mắn hơn những đứa trẻ bị người mẹ đau khổ trút giận lên sinh mạng. Ai dám nói mình không bao giờ vì ức chế mà trút lên con? Ai dám nói những hình phạt nhân danh sự dạy dỗ không xuất phát từ mong muốn giải tỏa cơn giận trong lòng? Chúng ta trút sự hằn học lên con, nhưng con chỉ có mẹ là người thân, con không có khả năng tư bảo vệ, con dựa dẫm vào mẹ. Nếu cha mẹ và người chăm sóc trẻ sẵn sàng tìm hiểu về cơn giận dữ và trở nên thành thạo hơn trong việc phản ứng lại cơn giận dữ theo những cách lành mạnh thì sẽ mang lại lợi ích đáng kể trong môi trường của gia đình. Một số lợi ích đó là cha mẹ và người chăm sóc là”

- Trở nên bình tĩnh hơn khi tương tác với trẻ em

- Trở nên có khả năng tốt hơn để thúc đẩy sức khỏe tình cảm và quan hệ

- Bớt lo sợ về sự tức giận của con cái họ

- Ít có khả năng gây sát thương khi tức giận

- Trở nên bớt sợ hãi về sự tức giận của chính họ

- Cảm thấy có trách nhiệm và tự tin hơn.

Đối phó với sự tức giận là rất quan trọng để đảm bảo một gia đình khỏe mạnh. Bên cạnh đó nếu cha mẹ ít căng thẳng hơn, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn và có lòng tự trọng cao hơn. Cha mẹ, con cái sẽ có nhiều thời gian và năng lượng hơn để tận hưởng cuộc sống gia đình. Khi chúng ta xem xét tác động của sự tức giận đối với con cái của mình, đó là một mục tiêu xứng đáng để học cách đối phó với sự tức giận của chúng ta khi chúng ta cố gắng xây dựng môi trường lành mạnh và an toàn về cảm xúc trong nhà của chúng ta. Nhưng ai thừa nhận mình trút giận lên con, ai thừa nhận mình cần học cách bình tĩnh chứ?

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, thông tin tham khảo từ Hindunews