Cách tính bảo hiểm xã hội có rất nhiều điều kiện đi kèm thường khiến nhiều người bối rối và không hiểu hết về nó. Nhưng để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn vẫn sẽ phải tìm hiểu về nó một cách đầy đủ và chi tiết. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cố gắng diễn giải cho bạn một cách đơn giản, dễ hiểu nhất về cách tính BHXH.

Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần

hình ảnh

Cụ thể cách tính BHXH 1 lần là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng sau đây nghĩa là đủ điều kiện rút BHXH 1 lần:

  • Đóng BHXH chưa đủ 20 năm nhưng đã đủ tuổi hưởng lương hưu
  • Nữ lao động khi đủ 55 tuổi 8 tháng đóng BHXH chưa đủ 15 năm nhưng không muốn tiếp tục đóng BHXH tự nguyện. (những người là cán bộ, làm công chức xã hoặc các vị trí cấp xã)
  • Chuẩn bị định cư ở nước ngoài.
  • Bị những căn bệnh nguy hiểm tính mạng được Bộ Y tế công nhận (lao, ung thư, xơ gan, HIV,...)
  • Những người làm việc trong môi trường công an, quân đội không đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng muốn thôi việc, phục viên, xuất ngũ.
  • Những người sau 1 năm nghỉ việc thì tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đóng đủ 20 năm.
  • Những người dừng đóng BHXH trong 1 năm thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện nhưng chưa đóng đủ 20 năm.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Các đối tượng được đề cập ở trên khi nghỉ không tham gia BHXH nữa đề nghị hưởng BHXH 1 lần được tính như sau:

  • Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Công thức để bạn tính BHXH 1 lần là:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:
  • Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

Lưu ý

  • Nếu thời gian đóng bảo hiểm lẻ ra dưới 7 tháng thì tính là nửa năm, còn từ 7 tháng trở lên thì tính là 1 năm. Ví dụ: A đóng BHXH được 1 năm 8 tháng thì được làm tròn là 2 năm.
  • Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ ở thời điểm trước 01/01/2014 thì các tháng lẻ chuyển sang sau ngày 01/01/2014 trở đi.
  • Người đóng BHXH chưa đủ 1 năm chỉ được tính mức hưởng BHXH 1 lần bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH.

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Từ tháng 08/2020 đến hết tháng 04/2022, anh Nguyễn Văn A có tham gia BHXH với mức lương như sau:

  • 08/2020 - 12/2020: 8.000.000 đồng/tháng
  • 01/2021 - nay: 10.000.000 đồng/tháng

Vậy tổng thời gian ông A tham gia BHXH là 1 năm 8 tháng. Nghĩa là được làm tròn thành 2 năm. Đến tháng 05/2022, nếu ông A làm đăng ký hưởng BHXH 1 lần thì sẽ nhận được số tiền là:

  • Mức bình quân tiền lương = : 21 = 9.561.964 đồng
  • Mức hưởng BHXH 1 lần = 2 x 9.561.964 x 2 = 38.247.619 đồng

Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội Đóng Hàng Tháng 

hình ảnh

Để nhận được tiền BHXH 1 lần như trên thì bạn phải tham gia BHXH với mức đóng theo tháng được quy định như sau:

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng = Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

Thông thường, người lao động Việt Nam có tỷ lệ đóng BHXH là 31,8% (người lao động đóng 10.5% còn doanh nghiệp, cơ quan đóng 21,3%). 

Trong trường hợp là người nước ngoài thì đóng 7,8% mức lương (người lao động đóng 1,5% còn doanh nghiệp, cơ quan đóng 6,3%).

Trong đó, tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm mức lương bạn được thoả thuận trong hợp đồng cộng với phụ cấp liên quan đến các vấn đề chức danh, trách nhiệm, thân niên, công việc có tính chất độc hại,... Còn các khoản hỗ trợ tiền ăn uống, xăng xe, đi lại, nhà ở, lương thưởng,... sẽ không được tính BHXH bắt buộc.

Kết Luận

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu các vấn đề cơ bản về cách tính bảo hiểm xã hội. Những thông tin trên đây chỉ là phần diễn giải lại một cách cơ bản, đơn giản để các bạn dễ hiểu nhất. Nếu vẫn còn vấn đề thắc mắc liên quan, hãy bình luận xuống bên dưới và chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay nhé.