Ngày nay, nhiều cặp vợ chồng cảm thấy cô đơn khi đứa con duy nhất đi làm, kết hôn, thế nên họ cho rằng mình cũng có tư cách và quyền sinh con thứ hai.

Trên thực tế, việc sinh con thứ hai hay không là việc của cha mẹ và do chính cha mẹ quyết định. Nhưng tiền đề là cha mẹ có đủ khả năng tài chính, sức khỏe, sự minh mẫn để nuôi đứa con thứ hai. Nếu đáp ứng được tất cả các tiêu chí thì mọi thứ đều không có vấn đề gì.

Nhiều bậc cha mẹ, mặc dù con cái đã kết hôn, nhưng bản thân họ cũng bắt đầu vội vã có đứa con thứ hai. Trên danh nghĩa nói là để con có anh chị em, nhưng thực chất là để thỏa mãn suy nghĩ ích kỷ của cha mẹ.

Anh Minh nghĩ thật buồn cười, bố mẹ anh không có đứa thứ hai, nhưng bố mẹ vợ lại vội vàng sinh đứa thứ hai. Thậm chí họ còn bắt con gái và con rể về nuôi đứa em mới 6 tuổi. Đối với bố mẹ vợ như vậy, anh trực tiếp cắt đứt liên lạc.

“Tôi thấy buồn cười là bố mẹ ruột của tôi không có ý định sinh con thứ hai, nhưng bố mẹ vợ lại vội vã sinh con thứ hai, nói rằng họ muốn để lại một đứa em cho vợ.

Vốn dĩ việc của bố mẹ vợ không nằm trong tầm kiểm soát của tôi, tôi cũng không đủ tư cách để gánh vác. Suy cho cùng, sinh con thứ hai là quyền tự do và quyền của họ.”

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Vợ chồng anh Minh kết hôn được 5 năm và có một đứa em mới 4 tuổi. Khi đó, vợ chưa mang bầu nhưng mẹ vợ 45 tuổi lại là người mang thai đứa thứ 2. Bố vợ khi đó gặp ai cũng khoe mình đã già nhưng vẫn đẻ được con trai, khoe khoang và tự hào về bản thân.

Hai vợ chồng sau khi biết tin đã về nhà ngoại nhiều lần khuyên bố mẹ nên thận trọng, dù sao thì bố vợ cũng 48 tuổi, mẹ vợ 45 tuổi. Họ không còn trẻ, khả năng tài chính cũng ở mức trung bình, chi phí sinh hoạt cũng chỉ dựa vào những công việc lặt vặt đồng áng.

Nhưng mẹ vợ lại nói, ở tuổi của bà, cuối cùng bà cũng mang thai đứa thứ hai, là vận may và số phận, cho thấy đứa trẻ này là số phận dành cho họ. Nói thế nào cũng nhất quyết phải sinh con ra.

Bố vợ cũng nhắc lại, nói mẹ mày ở tuổi này còn có thể mang thai đã là kỳ tích, bỏ đi lại tổn thương thân thể, không bằng sinh đứa nhỏ ra.

Sự bướng bỉnh của bố mẹ vợ khiến vợ chồng anh Minh rất phiền lòng. Vợ anh đã nhiều lần hỏi bố mẹ vợ, ông bà đều lớn tuổi rồi, điều kiện kinh tế cũng rất trung bình, lấy gì nuôi con? Nhưng bố mẹ vợ cho rằng con gái ganh tỵ nên đáp thẳng, chúng tôi kham nổi, không nhờ vả ai.

“Mặc cho vợ chồng tôi khuyên can, bố mẹ vợ nhất quyết đòi sinh thêm đứa thứ hai, thậm chí còn dọa rằng không cần chăm sóc và sẽ không phiền chúng tôi. Trước sự kiên quyết của họ, tôi chỉ biết lắc đầu thở dài bất lực.”

Sau 9 tháng mang thai, mẹ vợ sinh được một cậu con trai như ý nguyện. Ông bố vợ càng mừng hơn khi thấy ông về già có con trai. Ông đã mong mỏi có được một đứa con trai nối dõi tông đường, nay mọi việc đã thành hiện thực, cả nhà mở tiệc ăn mừng mười mấy bàn.

Lúc này vợ anh Minh cấn bầu, vừa mang thai vừa phải chăm mẹ ở cữ. Nhiều lần vợ mệt quá, bác sĩ chỉ định nằm trên giường dưỡng thai, anh Minh tuyệt vọng không còn cách nào khác đành phải giúp bố vợ chăm mẹ vợ.

Thật khó để vượt qua thời kỳ bế tắc, nhưng mẹ vợ là sản phụ, sức khỏe sau sinh không tốt lắm. Bà thường xuyên cảm thấy đau lưng, cơ thể ngày càng yếu đi. Chưa kể mất khả năng lao động kiếm tiền, ngay cả việc chăm sóc con cái cũng bất lực.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Người vợ có hiếu, không đành lòng nhìn mẹ vất vả. Vì vậy, khi mẹ vợ anh Minh sinh đứa thứ hai, người vợ thường chạy về nhà ngoại, có khi ở lại nhà ngoại để phụ chăm sóc em trai mình.

“Quá đáng hơn cả là khi vợ tôi sinh con, bố mẹ vợ lại gửi đứa con trai của họ sang, nói dù sao vợ tôi cũng chăm con mọn. Một đứa hay hai đứa cũng như nhau, sẽ tiết kiệm hơn.”

Người vợ vốn dĩ xin nghỉ việc về nhà chăm con lại trở thành bảo mẫu miễn phí cho bố mẹ mình. Vài năm đầu, bố vợ vẫn có thể đi làm thêm để kiếm chút tiền nuôi con nhỏ. Cộng với sự giúp đỡ của con gái nên cuộc sống cũng không quá buồn.

“Nhưng khi bố vợ già đi và không còn thuận lợi để làm việc bán thời gian, họ bắt đầu hỏi vợ về chi phí sinh hoạt, khoảng 7,8 triệu một tháng. Khi đó, vợ tôi để con cho bố mẹ tôi chăm để cô ấy đi làm”

Dù hơi bực vì vợ không có tiền chu cấp cho gia đình ruột thịt nhưng người ch62ng không thể bắt vợ cắt đứt liên lạc với bố mẹ ruột Cho đến khi em vợ lên 6 tuổi chuẩn bị đi học tiểu học thì rắc rối lại ập đến.

"Có một ngày đột nhiên bố mẹ vợ đưa e trai đến nhà tôi nói thẳng rằng họ đã làm mọi cách để nuôi nấng đứa bé 6 năm qua. Bây giờ họ cũng lớn tuổi rồi, không còn khả năng kiếm tiền nữa, tương lai vợ chồng tôi sẽ chăm sóc em trai vợ.

Tôi nghe xong liền nổi giận, sinh con thứ hai là quyết định của bố mẹ vợ, bây giờ lại bắt chúng tôi phải có trách nhiệm. Nuôi nấng chỉ là chuyện nhỏ, sau này em vọ lớn lên còn tính chuyện mua nhà, cưới vợ. Tôi còn có con của tôi nữa cơ mà."

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Chỉ vì muốn có con trai nối dõi tông đường mà bố mẹ vợ đã trói buộc trách nhiệm vợ chồng con gái đến hết cuộc đời. Vợ anh Minh im lặng, anh nói thẳng là không đồng ý. Con ai thì người đó nuôi, họ không thể giúp người khác nuôi con.

Bố mẹ vợ cũng tha thiết nói với con rể rằng họ sinh đứa thứ hai không phải vì ích kỷ mà vì con gái. Con gái lấy chồng, trăm năm sau không có nhà mẹ đẻ nuôi nấng thì cũng còn có em trai là chỗ dựa.

"Trong lòng tôi trào phúng, bố mẹ vợ đưa ra lý do sinh con thứ hai nghe có vẻ cao siêu như vậy, giống như chúng tôi không nuôi em trai là vì chúng tôi bất hiếu. Tôi nói thẳng với họ: "Con là anh rể nó, không phải bố nó, không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nó cả đời. Con của ai nuôi, con không hầu hạ được đâu".

Anh Minh dứt khoát từ chối, bố mẹ vợ thấy vậy thì thay đổ thái độ, nói nếu con rể không đồng ý thì họ yêu cầu con gái ly hôn. Người chồng mặc kệ bố mẹ vợ, chỉ nhìn vợ chờ cô lên tiếng.

Dường như cả thế kỷ đã trôi qua, người vợ mới chậm rãi nói: “Bố mẹ, hai người nhất quyết sinh đứa thứ hai, bây giờ cũng nhất định phải nuôi nó. Con cũng có gia đình riêng, có con phải nuôi nấng, dạy dỗ. Con không có khả năng nuôi em trai."

Thấy bố mẹ vợ muốn cãi lại, vợ anh Minh nói thẳng với họ là cô có nghĩa vụ cấp dưỡng, báo hiếu cho bố mẹ chứ không phải cấp dưỡng cho em trai. Cô đề nghị tiếp tục chu cấp 7 triệu mỗi tháng cho bố mẹ. Nếu không bằng lòng thì cắt đứt quan hệ, cho dù mang tiếng là đứa con gái bất hiếu chứ không nhân nhượng để nuôi nấng em trai mình.

"Sự cương quyết của vợ khiến bố mẹ vợ vô cùng tức giận, mắng cô ấy bất hiếu, uổng công họ sinh ra. Nhưng khi bố mẹ vợ rời đi với 7 triệu sinh hoạt phí, vợ tôi đã che mặt và bật khóc.

Tôi không biết vợ tôi có thể thực sự thờ ơ với em trai hay không, nhưng lúc này tôi thà tin cô ấy còn hơn."

Rốt cuộc, người chồng cho rằng có thể sau này vợ sẽ mềm lòng, thỏa hiệp nhưng chỉ cần không tổn hại đến lợi ích của gia đình nhỏ, anh sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, anh quyết không thay bố mẹ vợ nuôi em trai, còn quyết định của vợ ra sao thì anh hoàn toàn tôn trọng.

Có người cho rằng cư xử như vậy thì không được lễ độ cho lắm, các mẹ nghĩ sao về vấn đề này?