Mọi người ơi nếu ai tiếp cận được với thông tin này thì nhớ lan truyền cho người thân, bạn bè cùng biết nhé. Đặc biệt là những người đang có dự định  thi công chức ngành giáo dục càng cần phải nắm rõ thủ đoạn tinh vi đang lan rộng này để tránh tiền mất tật mang!

Cụ thể thông tin cảnh báo của Bộ GDĐT đã được báo chí chính thống đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho ai quan tâm được biết nhé!

Bộ GD&ĐT khẳng định: Không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vấn đề liên quan đến tuyển dụng thông qua mạng xã hội.

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, những ngày vừa qua, mạng xã hội xuất hiện trang thông tin, nhóm Zalo, email mạo danh các đơn vị của bộ để cung cấp thông tin, trong đó đăng tải nhiều hình ảnh, bài viết có nội dung, phương thức là thủ đoạn l/ừ/a đ/ả/o c/h/i//ếm/ đ/o/ạ/t tài sản.

Các đối tượng này đã lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ, như: “Tiếp nhận hồ sơ hiệu trưởng/phó hiệu trưởng, thủ quỹ”; "đóng góp quỹ an sinh cho trẻ em vùng cao"... với cam kết được về công tác tại các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT nhằm mục đích l/ừa đ/ảo để lấy tiền của người dân.

hình ảnh

Người dân thận trọng với những thông tin tuyển dụng công chức đang tràn lan trên mạng xã hội, ảnh: NLĐ

Trong thông báo này, Bộ GD&ĐT khẳng định hiện tại, đơn vị chỉ cung cấp thông tin chính thức trên môi trường mạng qua hai kênh:

Cổng Thông tin điện tử Bộ GD&ĐT (https://moet.gov.vn/Pages/home.aspx) và Trang Thông tin điện tử Bộ GD&ĐT trên nền tảng Facebook (https://www.facebook.com/thongtinbogiaoducvadaotao/).

"Đề nghị người dân thận trọng khi sử dụng các nguồn tin không chính thức, mạo danh Bộ GD&ĐT", bộ nhấn mạnh.

Theo đó, người dân tuyệt đối không nghe theo, không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ “tiếp nhận hồ sơ hiệu trưởng/phó hiệu trưởng, thủ quỹ ”; "đóng góp quỹ an sinh cho trẻ em vùng cao"... trên không gian mạng.

Khuyến cáo người dân không chuyển tiền cho các đối tượng trên để được hướng dẫn, tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT cùng các đơn vị liên quan cũng không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vụ việc nêu trên thông qua các mạng xã hội.

Chú ý: Từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào

Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền. Từ ngày 01/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Theo Nghị định trên, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.

Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.

hình ảnh

Người có ý định thi tuyển công chức nên cập nhật tin tức thường xuyên ở những địa chỉ uy tín, ảnh: dsD

Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.

Nghị định quy định điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.

Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Hình thức kiểm định là thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Nội dung kiểm định gồm: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.

Theo quy định,  thời gian kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên là 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu; kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng là 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.

Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức trong phạm vi toàn quốc.

Việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31/7/2024. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.

Kể từ ngày 1/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.