Nhiều nền văn hóa Á Đông cho rằng một em bé chào mới miệng ngậm ngọc sẽ đem lại may mắn cho gia đình

Các mẹ có biết “miệng ngậm ngọc” là gì không? Đó là em bé mới chào đời đã có răng. Các cụ còn bảo rằng nếu đó là răng cửa thì cha mẹ đứa trẻ sau này sẽ phát tài, của nả mấy đời xài không hết. Những trường hợp như vậy cũng khá hi hữu, có điều dường như các bác sĩ không đồng ý với nhận định trên chút nào.

hình ảnh

Em bé nếu có đầy đủ răng chắc sẽ không còn đáng yêu nữa?

Em đọc trên Tribute thì ngày 10/12 vừa qua, một bé gái chào đời tại bệnh viện Aek Kanopan, Bắc Sumatra, Indonesia đã khiến cả bệnh viện xôn xao. Những người tận mắt nhìn thấy em bé cho rằng họ có thể nhìn thấy cả hàm răng của đứa trẻ. Tức là em bé mới chào đời đã có hơn 10 chiếc răng, nhưng sự thật có đúng như vậy không?

Anh Ishak Labour Tani, một người dùng mạng xã hội nổi tiếng tại Indonesia đã chia sẻ những hình ảnh của bé gái mới chào đời đã có răng. Anh cho biết dưới lớp nướu có thể thấy những mầm trắng như các em bé chuẩn bị mọc răng, nhưng nhìn rõ nhất chỉ có 2 răng cửa phía dưới. Anh chia sẻ:

“Một điều thật hiếm thấy. Hy vọng rằng sự khác biệt này sẽ đem lại may mắn cho đứa trẻ trong hành trình cuộc đời."

Hóa ra là sự thật. Có một số chiếc răng có thể nhìn thấy được đang mọc trong nướu của đứa trẻ. Thậm chí có những chiếc giống như răng sữa, Ishak cho biết. Rất nhiều người tò mò đã kéo đến bệnh viện để mong được thấy điều kỳ lạ này.

hình ảnh

Em bé vừa chào đời có 2 răng cửa dưới rõ ràng

Trong đoạn video, một y tá nói rằng đứa trẻ sinh ra nặng 2,4 kg và dài 48 cm.  Giám đốc Bệnh viện Aekkanopan, Tiến sĩ Reza, xác nhận rằng một bé gái chào đời đã mọc răng. Cha mẹ bé là cư dân của làng Siduadua, quận Kualuhselatan. Họ cũng tin rằng em bé ra đời miệng ngậm ngọc là điều may mắn, bởi vì “ai cũng nói như thế, từ nghìn đời nay”

Nhìn em bé mới chào đời có răng cũng hay hay ha các mẹ. Em đọc trên Heathline thì mọc răng là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ trong năm đầu đời. Hầu hết trẻ sơ sinh mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng tuổi, thường là răng cửa hàm dưới. Tuy vậy, một số trẻ sinh ra đã có một hoặc nhiều chiếc răng. Chúng được gọi là răng bẩm sinh. Răng bẩm sinh tương đối hiếm, cứ 2.000 ca sinh thì có 1 trẻ có răng bẩm sinh

Những chiếc răng sơ sinh có vẻ bí ẩn, nhưng có một số điều kiện nhất định có thể làm tăng khả năng trẻ sinh ra đã mọc răng. Những chiếc răng này có thể gặp ở trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch hoặc hở môi, trẻ sinh ra với những bất thường ở ngà răng… Các bác sĩ cho rằng việc trẻ sơ sinh chào đời có răng trong miệng không phải là một sự kiện đáng ăn mừng. Có những vấn đề y tế tiềm ẩn có thể gây ra răng bẩm sinh. Chúng bao gồm các hội chứng Sotos, Hallerman-Streiff, Pierre Robin, Ellis-van Creveld…Ngoài một số điều kiện y tế, có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng cơ hội mọc răng của em bé. Khoảng 15% trẻ sơ sinh mọc răng có các thành viên gần gũi trong gia đình cũng có răng bẩm sinh khi chúng được sinh ra. Những người này bao gồm anh chị em và cha mẹ chúng.

hình ảnh

Trong khi có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về vai trò của giới tính và răng bẩm sinh, các bé gái dường như có nhiều răng bẩm sinh hơn bé trai. Suy dinh dưỡng trong thai kỳ là một yếu tố nguy cơ khác khiến bé chào đời đã có răng bẩm sinh.

Mặc dù một số trẻ sinh ra đã có răng nhưng tình hình không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy. Có bốn loại răng bẩm sinh, bao gồm:

- Loại có các thân răng phát triển đầy đủ, mặc dù lỏng lẻo.

- Răng lung lay không có chân răng

- Những chiếc răng nhỏ vừa mới nhú ra khỏi nướu

- Mầm răng sắp nhú qua nướu

Hầu hết các trường hợp răng bẩm sinh chỉ liên quan đến một chiếc răng. Sinh ra với nhiều răng lại càng hiếm. Răng cửa dưới là phổ biến nhất, tiếp theo là răng cửa trên. Trẻ sơ sinh có răng hàm rất hiếm, chiếm chưq tới 1%. Một số trẻ sinh ra sẽ có răng vài ngày sau sinh. Thường thấy trong tháng đầu tiên của cuộc đời, những chiếc răng mọc sớm sau khi sinh được gọi là răng sơ sinh. Theo tạp chí Nhi khoa, răng sơ sinh thậm chí còn hiếm hơn răng bẩm sinh.

Thông thường, những chiếc răng tự nhiên không bị lung lay thường được để nguyên. Nhưng nếu trẻ sinh ra với những chiếc răng lung lay không có chân răng, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên phẫu thuật cắt bỏ. Những loại răng bẩm sinh này có thể khiến bé đối mặt với các nguy cơ như nghẹt thở do vô tình nuốt phải chiếc răng lung lay, rắc rối khi cho ăn sữa, dễ có vết thương ở lưỡi, thương tích cho người mẹ khi cho con bú…

Có vẻ như “em bé ngậm ngọc” phải đối mặt với quá nhiều thứ trong những ngày đầu đời, vậy nên chỉ cần bé mạnh khỏe là đủ, đúng không các mẹ?