Rõ ràng con rất đầy đặn, có thừa dinh dưỡng còn tin chứ bác sĩ bảo thiếu chất thì hơi lạ đời.

Người xưa luôn nói ăn được là phúc, trẻ con cứ phải nuôi mũm mĩm, tròn trịa mới tốt. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể thấy rồi đó, không phải cứ nuôi con phúng phính, ngấn ngó sen mới là tốt đâu. Giờ người ta nuôi con toàn chuộng kiểu roi roi người, chắc khỏe thôi.

Nhưng các bà, các mẹ theo lối xưa thì chẳng chịu vậy, cứ phải thúc con ăn nhiều, con hơi nhỏ là nghe đủ tiếng xì xầm hàng xóm, ông bà, thật sự rất áp lực. Nhưng cứ cho con ăn đẫy vào, ăn nhiều là tốt đâu. Ăn nhiều không bằng ăn đúng, ăn nhiều mà chẳng có dinh dưỡng bao nhiêu thì chỉ dễ sinh bệnh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các mẹ có kinh nghiệm chọn đồ chơi trẻ em cho con, chỉ em với ạ

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: QQ

Như chuyện bé Lương, 5 tuổi em xem trên trang nước ngoài. Bé được mọi người trong nhà nuôi cho béo tròn, trắng trẻo rất kháu khỉnh. Ai nhìn qua cũng muốn nựng vì quá dễ thương, phúng phính quá thể. Chính cha mẹ bé cũng rất vui mừng, nghĩ con mình là một đứa bé khỏe mạnh.

Nhưng một ngày, cha mẹ đang đi làm thì nhận được điện thoại giáo viên mầm non báo con ngất xỉu rồi, đã đưa đi bệnh viện. Họ vội vã chạy đến bệnh viện, những lời bác sĩ khiến họ không tin nổi. Bác sĩ thông báo con bị thiếu huyết nghiêm trọng, khả năng miễn dịch quá thấp, thiếu chất, dẫn đến sốt và ngất xỉu.

Các bác sĩ cũng đã tiến hành xét nghiệm chỉ số huyết học cho bé. Phát hiện ra rằng hemoglobin của đứa trẻ chỉ có 80g /L, đứa trẻ bị thiếu huyết mức độ nhẹ. Cha mẹ cảm thấy có phải bác sĩ nhầm lẫn gì không, con họ tròn đầy thế thì làm sao thiếu chất được.

Bác sĩ hỏi có phải ở nhà con hay ăn đồ ngọt, đồ béo lắm không thì đúng là như vậy. Những thực phẩm này sẽ làm cho đứa trẻ tăng cân, nhưng hàm lượng sắt không cao. Trong khi trẻ đang tuổi lớn, cần rất nhiều dinh dưỡng, cuối cùng dẫn đến thiếu chất, thiếu huyết.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: twgreatdaily

Bởi vậy đừng thấy con to hơn các bạn mà vội mừng. Bề ngoài có thể con có ngấn ngó sen, tròn trĩnh nhưng bên trong, có thể con rất yếu, không có chất dinh dưỡng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe, gây thừa cân béo phì vì ăn sai.

Phải kể đến 5 tác hại khi trẻ ăn quá nhiều, gây thừa cân nhưng bị thiếu chất:

1. Khả năng miễn dịch thấp

Quá thừa cân có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch của trẻ. Lượng đường huyết cao thay đổi cấu trúc phân tử miễn dịch, làm cho protein thoái hóa, do đó chức năng hệ thống miễn dịch giảm. Chuyện trẻ thừa cân vài ba bữa lại đi bệnh viện rất thường thấy.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sina

2. Tự ti về bản thân

Trong mắt cha mẹ, con béo tròn thật dễ thương nhưng con đi học có thể bị bạn bè chọc ghẹo, từ đó rất dễ tự ti về ngoại hình.

3. Dễ bị bệnh tiểu đường, hô hấp

Béo phì có liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Trẻ dễ bị thở hổn hển, nhịp tim nhanh, sức bền kém. Trẻ thừa cân lâu ngày không chỉ dễ bị bệnh phổi mà còn gây gánh nặng cho tim.

4. Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ

Vì béo phì có thể dễ dàng dẫn đến tăng hàm lượng carbon dioxide, dễ bị thiếu oxy não, do đó phản ứng của trẻ chậm đi. Trẻ thừa cân thường khó tập trung, sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập, do đó thành tích thường không cao được.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: QQ

5. Dễ bị thiếu huyết do thiếu sắt

Trẻ em thừa cân thường thích ăn đồ ngọt và thực phẩm giàu chất béo. Đây là những thực phẩm có hàm lượng sắt không đủ, sẽ dẫn đến thiếu hemoglobin và nguyên liệu hồng cầu, gây ra sự suy giảm hàm lượng sắt của cơ thể.

Từ việc em bé 5 tuổi ngất ở trường mầm non vì thiếu chất, hy vọng cha mẹ thay đổi quan điểm nuôi con. Nếu vẫn chuộng kiểu nuôi con tròn trĩnh, chân tay ngấn ngó sen thì nên xem lại.

Thừa cân chưa bao giờ là tốt cho trẻ. Thà nuôi con nhỏ người, nhưng chắc khỏe, không ốm vặt còn hơn nuôi con cho to ra nhưng con yếu xìu. Cân nặng lớn hơn các bạn không đồng nghĩa là con đủ chất dinh dưỡng để phát triển đâu mọi người.

Xem thêm:

Thấy vui vì phát hiện sớm và bổ sung prebiotic mỗi ngày

Con em được hơn 2 tháng mà cứ sau tầm 9-10h đêm là bé quấy khóc dữ dội, dỗ mãi mới chịu nín

Vài vấn đề lưu ý khi trẻ sơ sinh thở mạnh