“Hôm nay ăn trứng ngỗng chưa?” Câu này hẳn rất quen thuộc với những chị em sắp làm mẹ. Đặc biệt ở cùng nhà với thế hệ trước thì lúc nào cũng sẽ bị nhắc nhở ăn uống thế nào, kiêng cữ ra sao.

Chẳng hạn như ăn trứng ngỗng cho con thông minh, tránh ăn hột vịt lộn sợ bé sinh ra nhiều lông, kiêng đeo trang sức vì thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ, kiêng bước qua võng…. Tuy không có cơ sở khoa học nhưng hàng nghìn năm nay, chị em vẫn tin tưởng vào những lời khuyên ấy.

Vậy liệu bà bầu ăn trứng ngỗng có giúp thai nhi thông minh hơn không?

Nếu như ở nước ta, các cụ tin rằng ăn trứng ngỗng giúp thai nhi thông minh, khỏe mạnh thì những người già Trung Quốc lại cho rằng: Khi mang thai ăn trứng ngỗng có thể thải độc thai nhi, giảm thiểu khả năng trẻ sơ sinh mắc bệnh sau khi sinh, đồng thời nâng cao thể chất của trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.

Chắc hẳn nhiều bà mẹ tương lai hoặc các bà đẻ đã ít nhiều ăn trứng ngỗng vì sức khỏe của con mình, nhưng liệu nhận định này có thực sự đúng? Cơ sở khoa học cho tuyên bố này là gì?

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Kể cho các mẹ nghe, hồi em bầu đứa con đầu tiên, áp lực nhất không phải là các triệu chứng thai kỳ hay nỗi lo lắng lần đầu làm mẹ, mà là … ăn trứng ngỗng. Phải ăn 2-3 quả trứng ngỗng mỗi ngày, mà chế biến thì chỉ có đập ra chiên, luộc, bác trứng, ngán ngẩm vô cùng. Nhưng mẹ chồng em thì bảo ăn trứng để em bé thông minh, thải độc thai nhi nên em phải cố mà ăn. Cuối cùng đẻ ra em bé nặng 2,7kg, bao nhiêu quả trứng ngỗng của mẹ chồng đấy ạ.

Em thử đọc trên các tài liệu trên mạng thì muốn biết trứng ngỗng có thật sự có thể trừ thai độc hay giúp thai nhi hay không thì phải tìm hiểu từ gốc. Chỉ số IQ của thai nhi phụ thuộc vào di truyền, chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Trứng ngỗng rất bổ nhưng cũng có nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác mà mẹ bầu có thể dùng. Nếu chỉ ăn trứng không thì mẹ bầu sẽ bị thiếu chất.

Theo Sohu, ghi chép của kinh điển Đông y về nhiễm độc thai nghén là tất cả các loại bệnh ngoài da của em bé khi chào đời, chẳng hạn như chàm, bị nhọt, vàng da thai nhi… Việc hình thành chất độc thai nhi sẽ bị “đổ lỗi” cho các bà mẹ. Trước khi thai nhi hình thành hoặc trong thời kỳ hình thành, các bà mẹ không kiêng kỵ gì, họ thích ăn đồ cay hoặc đồ quá nóng quá lạnh. Vì không kiêng cữ nên chất độc chứa trong những thứ này sẽ bám vào nhau thai. Thai nhi ký sinh trong cơ thể mẹ, tất cả thịnh suy đều có hại, vì thế sinh ra sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe. Nhưng liệu ăn trứng ngỗng có thể giúp bé thông minh và phòng ngừa được những bệnh này?

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Trên thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nào khẳng định trứng ngỗng có thể giúp phụ nữ mang thai loại bỏ thai độc trong cơ thể, hay giúp thai nhi thông minh hơn. Một số hiện tượng bệnh lý ở trẻ sơ sinh kể trên không hoàn toàn do độc tố bào thai gây ra như ban đỏ, vàng da …Chúng ta đều biết làn da của trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh, chỉ cần chà xát nhẹ cũng có thể khiến da trẻ bị sung huyết và hình thành ban đỏ. Ngoài ra còn có vàng da, đây là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng không có nghĩa là tất cả vàng da đều là bệnh lý. Vàng da sinh lý phổ biến hơn, thông thường khoảng nửa tháng sau khi trẻ chào đời sẽ tự biến mất và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vàng da bệnh lý nặng hơn không phải là bệnh nan y, chỉ cần điều trị sớm và làm theo lời khuyên của bác sĩ là có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Mặc dù không hoàn toàn chắc chắn rằng trứng ngỗng có thể loại bỏ chất độc thai nhi, nhưng vì trứng ngỗng rất giàu protein, axit amin và các chất khác, ăn trứng ngỗng điều độ có lợi cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Đối với sức khỏe của cơ thể, nhất thiết phải ăn trứng ngỗng một cách điều độ.

Vậy lợi ích của việc ăn trứng ngỗng đối với mẹ bầu và em bé là gì?

1. Trứng ngỗng rất giàu protein và các nguyên tố vi lượng

Lòng trắng và lòng đỏ trứng ngỗng có hàm lượng vitellin cao nhất, protein chứa nhiều axit amin cần thiết nhất cho cơ thể con người, cơ thể con người rất dễ hấp thụ, vì vậy ăn trứng ngỗng rất có lợi cho sức khỏe con người.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

2. Trứng ngỗng giàu chất béo

Lòng đỏ trứng ngỗng chứa nhiều phospholipid, hầu hết là lecithin.

Lecithin là chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và các mô thần kinh của con người, đặc biệt khi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển thì chất này tuyệt đối không thể thiếu.

3. Trứng ngỗng có thể giúp bà bầu chống lại hàn khí

Chúng ta đều biết, phụ nữ khi mang thai sợ lạnh nhất, ảnh hưởng đến thai nhi. Trứng ngỗng tính ấm , có tác dụng dưỡng trung, bổ khí rất tốt.

4. Trứng ngỗng có thể thông não, cải thiện trí thông minh và giúp tăng cường trí nhớ

Chắc hẳn các mẹ đã nghe nói rằng phụ nữ khi mang thai dễ cáu kỉnh và suy giảm trí nhớ, ăn trứng ngỗng có thể ngăn chặn những điều đó xảy ra một cách hiệu quả.

Biết lợi ích của việc ăn trứng ngỗng, nhưng cũng biết rằng trứng ngỗng tuy tốt nhưng không nên lạm dụng.  Đối với một số bà mẹ thừa cân, khi ăn trứng ngỗng không nên ăn lòng đỏ trứng, vì lòng đỏ sẽ làm bệnh béo phì trầm trọng hơn. Những mẹ bầu có hàm lượng cholesterol cao thì cũng không nên ăn lòng đỏ trứng, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cũng khá cao, không những không tốt cho cơ thể mà còn gây hại cho bản thân.

Hơn nữa, các bà mẹ nên ăn trứng ngỗng mỗi ngày với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì cơ thể con người một ngày cần một lượng đạm và các chất nhất định, thừa thiếu đều sẽ gây hại. Nếu ăn quá nhiều trứng rồi lại ăn thêm một số thứ chứa đạm khác sẽ khiến lượng đạm nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ sinh ra một số bệnh khác nên phải ăn có định lượng. Và do trứng ngỗng chứa nhiều chất nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây tổn hại đến các cơ quan nội tạng của con người.

Bà bầu ăn trứng ngỗng không có thời điểm nào là tốt nhất, có thể ăn trứng ngỗng trong suốt thai kỳ, sáng hoặc tối, protein, lecithin và các nguyên tố vi lượng trong trứng ngỗng đều có lợi cho bà bầu và thai nhi nên có thể được ăn trong suốt thai kỳ. Thức ăn khi mang thai cũng nên đa dạng và cân đối, ăn nhiều rau và hoa quả tươi, ăn nhiều thức ăn giàu đạm, ăn nhiều thức ăn thô sơ rất tốt cho thai phụ. Trong 1 tuần không ăn quá 3 trứng.

Mang thai là thời kỳ vàng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, mẹ bầu phải kiểm soát miệng của mình, không ăn uống tùy tiện, nhất là những thực phẩm sẽ gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai, điều quan trọng là phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục điều độ. Chỉ bằng cách này, người mẹ tương lai và thai nhi mới có thể khỏe mạnh.