Nhiều chị em cho rằng stress là một triệu chứng bình thường, do các áp lực bên ngoài tác động mà gây nên, nhưng ít chị em nào biết được stress là nguyên nhân dẫn đến làn da, tóc tai của chị em ngày càng xuống cấp một cách nghiêm trọng.

Hãy cùng tìm hiểu 8 dấu hiệu cho thấy tác hại của stress ảnh hưởng đến sắc vóc, từ đó tìm cách cải thiện, thư giản đễ giữ mãi diện mạo trẻ đẹp, chị em nhé!

hình ảnh

Dấu hiệu 1: Da bị sạm màu

Stress trong một thời gian dài là nguyên nhân làm cortisol và hormone MSH trong cơ thể gia tăng đột ngột và bất thường. Trong khi đó, hormone MSH lại có khả năng kích thích gia tăng sản xuất melanin, gây ra tình trạng sạm nám trên da.

Căng thẳng quá mức còn khiến cho cơ thể giải phóng nhiều androgen, nội tiết tố này làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành các viêm nhiễm, xuất hiện tình trạng mụn trứng cá. Ngoài ra, việc căng thẳng quá mức sẽ ảnh hưởng đến các biểu bì trên làn da làm chúng trở nên suy yếu, ảnh hưởng đến chức năng của hàng rào bảo vệ da khi làn da tiếp trực tiếp với các chất độc hại từ môi trường cũng như tia UV, khói bụi.

Để hạn chế sạm nám hãy bảo vệ làn da mọi lúc mọi nơi để tránh sự xâm nhập của bụi bẩn, tia UV,… bằng cách bôi kem chống nắng hay mặc quần áo dài tay chống nắng trước khi ra đường.

Dấu hiệu 2: Da xuất hiện nhiều nếp nhăn và vết chân chim

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức sẽ làm cho lượng cortisol trong cơ thể đột ngột tăng cao, gây ra những thay đổi đối với protein trong da và làm giảm độ đàn hồi cũng như độ căng bóng trên làn da. Sự mất độ đàn hồi này do bị tổn hại của cấu trúc sợi collagen và elastin, dẫn đến quá trình hình thành nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều, làn da chảy xệ, xuất hiện các vết chân chim và đặc biệt các nếp nhăn quanh vùng mắt sẽ ngày càng nhiều hơn.

Để khắc phục tình trạng này, chị em nên tìm đến sự hỗ trợ của các phương pháp massage bằng các bài tập hỗ trợ cho vùng trán, lông mày, và xương hàm để giúp làn da được đàn hồi và căng tràn sức sống hơn. Ngoài ra chị em cũng nên theo tập bộ môn yoga để giảm stress hiệu quả mà còn giúp làn da được thải độc và phục hồi tốt hơn.

Dấu hiệu 3: Các tổn thương trên da lâu lành

Khi đối mặt với cơn stress quá lâu, làn da của chị em sẽ ngày càng suy yếu, hàng rào bảo vệ trên da cũng mỏng dần, lớp biểu bì trên da bị tổn thương nghiêm trọng, tăng nguy cơ làn da bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào làn da và khi ấy làn da dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân cũng như các mầm bệnh từ môi trường. Do đó, làm ảnh hưởng cũng như làm chậm quá trình phục hồi và khả năng tự chữa chữa lành vết thương của làn da.

Để khôi phục hàng rào bảo vệ da, chị em nên chọn những loại mỹ phẩm, đặc biệt là kem dưỡng ẩm có chứa glycerin và hyaluronic acid, kẽm hay dầu hạt lanh hoặc các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để làm tăng khả năng giữ ẩm cho làn da để chữa lành vết thương.

Dấu hiệu 4: Da tiết nhiều dầu và bị mụn trứng cá

Vào năm 2003, một nghiên cứu của Đại học Stanford đã công bố trên Archives of Dermatology cho thấy sinh viên đại học bị nổi mụn rất nhiều trong các kì thi – giai đoạn mà họ bị căng thẳng gấp nhiều lần so với lúc không có bài kiểm tra. Chính như thế, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mức độ nghiêm trọng của việc xuất hiện mụn nhiều có mối liên hệ mật thiết với việc căng thẳng quá mức.

Các nhà khoa học còn cho thấy, khi mức căng thẳng diễn ra thường xuyên và ngày càng nặng thì lúc ấy cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol và androgen hơn –một nội tiết tố có khả năng sản xuất ra một lượng lớn dầu thừa, gây tắc nghẽn lỗ chân lông cũng như gây ra các nốt mụn.

hình ảnh

Việc khắc phục tình trạng này luôn là vấn đề nan giải. Chị em có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa BHA hoặc một phiên bản khác của BHA là salicylic acid – có thể tan trong dầu và thâm nhập làm sạch lỗ chân lông hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên bôi những vùng bị mụn để tránh gây khô và kích ứng da ở vùng khác.

Dấu hiệu 5: Làn da trở nên mỏng hơn và dễ bị tổn thương

Khi căng thẳng kéo dài, tình trạng rối loạn cân bằng vi khuẩn đường ruột sẽ xảy ra và làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của da, từ đó khiến làn da trở nên mỏng đi và dễ dàng bị tổn thương. Do một lượng cortisol làm gia tăng huyết áp cũng như đường huyết gây nên sự phân huỷ protein, khiến da mỏng và dễ bị trầy xước, bầm tím đặc biệt làn da phải mất gấp đôi thời gian để chữa lành vết thương so với người không bị stress. Việc tăng nồng độ cortisol trong máu do stress thường sẽ phải cần đến sự can thiệp của các loại thuốc để giúp cơ thể kiểm soát mức độ cortisol trong máu lại.

Dấu hiệu 6: Rụng tóc nhiều hơn và móng tay dễ bị gãy

Vào năm 2014, một nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Dermatology Ấn Độ đã cho thấy 38% số người rụng tóc từng mảng do bị trầm cảm, nhưng trong đó 62 % số người còn lại rụng tóc do lo âu, căng thẳng. Kết quả cho thấy, việc căng thẳng dù ở mức độ nào đi chăng nữa thì nó cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh cho tóc. Đặc biệt hơn, stress kéo dài còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho móng, làm cho móng dễ bị gãy do các chất dinh dưỡng không phân bố đầy đủ cho các cơ quan, cũng như các hormone bị mất cân bằng gây ra.

Chị em nên tránh tắm và gội đầu bằng nước nóng nhưng khi cơ thể đang stress để tránh làm da và da đầu bị hư tổn. Bên cạnh đó cần kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên kèm theo một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ trái cây và rau củ để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho móng và tóc cũng như làn da.

Dấu hiệu 7: Xuất hiện quầng thâm gấu trúc và bọng mắt

Một trong các tình trạng mà dễ thấy và ngây khó chịu nhất đó chính là khả năng cản trở sự hấp thu các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da như vitamin E, A, C,… chính vì thế làm cho làn da dưới mắt mất đi sự đàn hồi. Đặc biệt hơn, việc căng thẳng và mệt mỏi quá nhiều sẽ khiến cho máu không lưu thông được, chính điều đó làm cho làn da không được cấp đủ oxy, khi đó sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình lão hoá trên vùng da quanh mắt cũng như xuất hiện các quầng thâm và bọng mắt, khi đó sắc diện của chị em trở nên xanh xao, thiếu sức sống hơn.

Khi gặp tình trạng này cần tránh xa các thiết bị điện tử tối thiểu 2 giờ trước khi ngủ. Tăng cường chăm sóc vùng da mắt bằng những sản phẩm chuyên dụng hay những loại mặt nạ thiên nhiên. Trên hết là cần có một giấc ngủ ngon và đủ giấc là điều tối thiểu cần để phục hồi vùng mắt “gấu trúc”.

Dấu hiệu 8: Khô da, bong tróc

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Inflammation & Allergy Drug Targets vào năm 2014, đã cho thấy căng thẳng làm suy yếu chức năng rào cản của lớp sừng và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giữ nước của da, khiến làn da trở nên khô đi và bong tróc. Trong đó, dễ thấy nhất là ở những người có làn da khô rất dễ gặp tình trạng này.

Do lớp sừng là lớp ngoài cùng của làn da, trong lớp sừng có chứa protein và lipit, hai chất này có vai trò quan trọng trong việc giữ nước cho làn da. Ngoài ra, lớp sừng còn hoạt động như một lớp màng bảo vệ cho làn da bên dưới. Chính vì thế, khi lớp sừng bị một vấn đề gì do căng thẳng hay nguyên nhân nào đó, thì làn da của chị em sẽ trở nên khô, và sần sùi hơn.

Việc không uống đủ nước như “tiếp tay” cho stress khiến làn da càng trở nên khô khốc và lão hóa. Nên uống đủ nước và dưỡng ẩm đầy đủ cho da hằng ngày kết hợp với việc bổ sung các loại thực phẩm xanh để làn da luôn được giữ ẩm từ trong ra ngoài nhé!