Em bé có mức cân nặng đạt chuẩn với cơ thể của mẹ sẽ thuận lợi cho việc sinh thường. Ngược lại, em bé có cân nặng quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Sinh con là thời điểm mà người mẹ nào cũng mong chờ sau suốt 9 tháng 10 ngày. Trong điều kiện sức khỏe mẹ và bé thuận lợi, các bác sĩ thường khuyên mẹ sinh thường. Vì vậy việc đạt được cân nặng chuẩn khi mang thai là yếu tố quan trọng để con yêu được chào đời khỏe mạnh và an toàn nhất. Trong suốt thai kỳ, chắc chắn mẹ sẽ luôn lo lắng không biết cân nặng của mình đạt được bao nhiêu là đủ, hoặc làm thế nào để bổ sung dinh dưỡng cho con khi mà mẹ bị nghén suốt 3 tháng đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật những thắc mắc về vấn đề cân nặng khi mang thai, các mẹ cùng tham khảo nhé.

1. Mẹ bầu nên cân nặng bao nhiêu thì được coi là khỏe mạnh trong suốt thai kỳ?

Khi mang thai mẹ bầu nên tăng cân khoảng 10-15kg để phù hợp với thai kỳ cho đến khi sinh nở. Phụ nữ cao có xu hướng tăng cân nhiều hơn so với các bà mẹ thấp bé. Và sau khi sinh, những mẹ thấp bé sẽ giảm cân nhanh hơn những mẹ cao.

Thừa cân khi mang thai không cho thấy đứa trẻ sẽ khỏe mạnh và tăng cân tốt, vì phần lớn số cân nặng tăng lên chủ yếu là do mẹ. Nếu mẹ thực sự muốn kiểm soát cân nặng của mình thì sẽ ở mức khoảng 9 kg, không quá 11 kg trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh con cân nặng sẽ giảm nhanh hơn và không có nguy cơ béo phì sau khi mang thai.

Còn đối với những bà mẹ có cân nặng trên 15kg nhưng không quá 18kg thì sau sinh có giảm cân, nhưng có thể chậm. Tuy nhiên trong cả thai kỳ, cân nặng của mẹ không được vượt quá 18kg vì được coi là có nguy cơ béo phì cho cả mẹ và bé.

hình ảnh

2. Nên tăng cân khi mang thai như thế nào cho phù hợp?

Trong 3 tháng đầu, cân nặng của mẹ không nên tăng quá 2kg, nếu nhiều hơn thì hãy tìm cách kiểm soát cân nặng. Thực tế cho thấy hầu như trong 3 tháng đầu cân nặng của mẹ không tăng là bao nhiêu, hoặc có thể giảm đi do ốm nghén

Trong 3 tháng giữa, mẹ nên tăng khoảng 0,5 kg/tuần

Khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ tăng khoảng 3 - 6kg trở lên.

3. Trong 3 tháng đầu, mẹ bị nghén nặng không thể ăn được nhiều, cân nặng không tăng, vậy có nguy hiểm cho em bé không?

Khi mang thai 3 tháng đầu, em bé chưa cần nhiều dinh dưỡng, nên nếu mẹ ốm nghén thì cũng không cần quá lo lắng. Thai nhi thực sự cần chất dinh dưỡng trong tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Vì vậy trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt và thực sự hữu ích dể bé yêu phát triển toàn diện.

4. Có đúng là nếu cân nặng của thai nhi vừa phải thì mẹ sẽ sinh con dễ dàng hơn?

Đây là sự thật vì cân nặng của bé là yếu tố quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Em bé có mức cân nặng đạt chuẩn với cơ thể của mẹ sẽ thuận lợi cho việc sinh thường. Ngược lại, em bé có cân nặng quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

hình ảnh

5. Sau sinh cơ thể có thể trở lại vóc dáng như ban đầu được không?

Hãy cho con bú, đặc biệt là trong những tháng đầu sau khi sinh con. Phụ nữ cho con bú đốt cháy lượng calo nhiều hơn để tạo sữa, vì vậy họ thường giảm cân nhanh hơn so với phụ nữ không cho con bú. Cho bé bú mẹ cũng kích hoạt các cơn co thắt giúp đẩy nhanh quá trình co hồi tử cung.

Đồng thời các mẹ có thể lấy lại vóc dáng và cơ thể sau khi sinh nở cùng với một số chế độ ăn uống và tập thể dục khi mang thai. Chỉ chọn những thực phẩm tốt và lành mạnh. Đừng tập trung quá nhiều vào chất bột và chất béo. Các chất dinh dưỡng tinh bột hoặc năng lượng chỉ nên tiêu thụ nhiều trong tam cá nguyệt cuối cùng để cung cấp năng lượng cho quá trình sinh nở.

Đặc biệt nếu mẹ chăm sóc bản thân khi mang thai để không bị tăng cân quá nhiều sau khi sinh thì cân nặng sẽ giảm xuống nhanh chóng và có thể trở lại vóc dáng như xưa.

6. Trọng lượng trong cơ thể của phụ nữ mang thai tăng ở những phần nào?

Thời gian mang thai người mẹ tăng cân nhiều và được chia đều cho các phần như:

- Em bé chiếm khoảng 2,5 -4 kg

- Tử cung chiếm khoảng 1 kg

- Nhau thai chiếm khoảng 1 kg

- Nước ối chiếm khoảng 1kg

- Ngực chiếm khoảng 1 kg

- Máu chiếm khoảng 3 kg

- Mỡ chiếm khoảng 3 kg

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn hình: sohu

7. Mất bao lâu để bụng mẹ “co” lại bình thường?

Hãy kiên nhẫn. Phải mất chín tháng để bụng của mẹ căng ra, chứa được một em bé đủ tháng, thì có nghĩa sẽ mất ít nhất thời gian đó để bụng mẹ thu nhỏ trở lại.

Tốc độ và mức độ của quá trình chuyển đổi này phụ thuộc phần lớn vào kích thước cơ thể bình thường của mẹ, mẹ đã tăng bao nhiêu cân khi mang thai, mẹ có vận động thường xuyên không và thêm một yếu tố quan trọng nữa là gen di truyền của người mẹ. Nếu mẹ bầu tăng cân không quá nhiều (khoảng 10 kg), tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai, cho con bú và chỉ có một con, thì khả năng giảm cân của người mẹ sau sinh sẽ nhanh chóng hơn.