Mất ngủ khi mang thai là triệu chứng rất phổ biến trong suốt thai kỳ

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe nhất là với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị mất ngủ kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thai nhi vì nhìn chung dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp qua nhau thai, khi mẹ thường xuyên trằn trọc, thức khuya chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu năng lượng, chán ăn, từ đó không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ:

1. Ngủ không sâu giấc

Càng về cuối giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu ngày càng ít dành thời gian cho giấc ngủ sâu, thời gian chuyển động của mắt khi ngủ cũng tăng lên khiến trạng thái ngủ dễ nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh và dễ thức giấc hơn, đây là vấn đề mà đa phần mẹ bầu nào cũng phải trải qua trong suốt thai kỳ.

hình ảnh

2. Luôn có cảm giác muốn đi tiểu

Các bác sỹ khoa sản cũng cho biết, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu luôn có thể cảm thấy muốn đi tiểu do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang, khiến giấc ngủ của mẹ bầu thường xuyên bị gián đoạn. Tình trạng này sẽ biến mất cho đến khi tử cung đủ lớn, lúc này thai nhi được xương chậu nâng đỡ giúp giảm áp lực lên bàng quang nên nhu cầu đi tiểu khi của mẹ bầu có xu hướng giảm.

3. Thai nhi hoạt động nhiều vào ban đêm

Nhiều mẹ bầu than thở rằng ban đêm dường như bị mất ngủ vì những cú đá, cú đạp của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên mẹ hãy vui mừng vì dấu hiệu này của con nhé, theo nghiên cứu của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho biết, khi thai nhi càng lớn, con sẽ học cách duối chân duỗi tay và cử động cơ thể. Hoặc đôi khi những hoạt động này có liên quan đến âm thanh xung quanh, tư thể ngủ chưa đúng của mẹ cũng sẽ gây ra phản ứng của bé yêu khiến mẹ khó ngủ ngon được.

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

4. Các triệu chứng khó chịu khi mang thai

Khi mang thai đồng nghĩa với việc mẹ bầu thường phải trải qua các cơn đau chuột rút, ngứa da, mệt mỏi khiến mẹ bầu khó ngủ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3, hiện tượng chuột rút, phù chân càng rõ ràng hơn nên mẹ bầu bị khó ngủ vào ban đêm cũng là điều dễ hiểu.

5. Ợ chua

Khi thai nhi ngày càng lớn thì tần suất mẹ bầu bị ợ chua càng nhiều, điều này làm cho người mẹ thường trằn trọc, khó ngủ. Nguyên nhân là vì lúc này dạ dày sẽ bị đẩy lên cao đồng thời nằm ngang khiến dịch tiêu hóa trào lên miệng, mẹ bầu sẽ dễ dàng ợ chua.

hình ảnh

6. Quá lo lắng

Phụ nữ mang thai  rất nhạy cảm về mặt cảm xúc, đôi khi chỉ vì lời nói vô tình của người chồng cũng khiến họ suy nghĩ không ngủ được, đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, các bà mẹ càng bị tâm lý hơn khi lo lắng về việc sinh nở sắp tới, từ đó ảnh hưởng đến trạng thái giấc ngủ.

Theo các  bác sỹ sản khoa cho biết, mẹ bầu cần phải đảm bảo ngủ 8 tiếng mỗi ngày và đi ngủ trước 23h để đảm bao có một thai kỳ luôn khỏe mạnh. Nếu thường xuyên bị mất ngủ khi mang thai thì có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh để não bộ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi

- Không nên ăn nhiều đồ ngọt khiến lượng đường trong máu cao khiến mẹ bầu dễ mất ngủ

- Không nên ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm

- Tập Yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ trước khi ngủ sẽ giúp giảm stress, hạn chế chuột rút và có một giấc ngủ ngon hơn