Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất kém, vì vậy những vật dụng bé dùng trực tiếp hàng ngày cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhất là bình sữa.

Sau sinh, nhiều mẹ bỉm sữa sẽ gặp phải tình trạng không đủ sữa khi cho con bú mà phải nhờ đến sự trợ giúp của sữa công thức. Tuy nhiên khi cho bé uống sữa này, mẹ cần phải lưu ý đến công đoạn vệ sinh bình sữa cho con. Ban đầu ai cũng ngĩ đây chỉ là một việc đơn giản, tuy nhiên trên thực tế, các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc trong sữa công thức rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc, khi đó chúng sẽ hòa lẫn với sữa xâm nhập vào cơ thể của bé, làm suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến các bệnh về tiêu hóa không tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là 4 cách rửa bình sữa sai lầm mà nhiều mẹ vẫn thường áp dụng sai cách khiến bé uống phải “sữa độc”.  

 1. Bình sữa và núm vú giả không khô ráo trước khi pha sữa

Khi bình sữa và núm ti bị ẩm sẽ khiến bình sữa của bé sinh ra vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, mỗi khi vệ sinh bình sữa cho bé, mẹ bỉm sữa tốt nhất nên lau khô bình sữa và núm vú giả cho bé, hoặc úp ngược bình sữa vào khay, lau khô nước rồi đậy nắp lại để tránh bám bụi. Luôn chú ý kiểm tra ti giả thường xuyên xem có bị rách, hỏng gì không để thay kịp thời cho trẻ, dù ti giả vẫn bình thường thì vẫn nên thay sau 2 tháng sử dụng.

hình ảnh

2. Nghĩ rằng cho bình sữa vào nước sôi là tiệt trùng bình sữa cho bé

Khi bé sử dụng bình sữa các mẹ phải đảm bảo bình sữa luôn được sạch sẽ, đặc biệt nếu bé đang bị cảm cúm trong thời gian gần đây thì mẹ càng nên thường xuyên tiệt trùng bình sữa, bảo vệ cho hệ miễn dịch của bé.

hình ảnh

Trên thực tế, cách tốt nhất để tiệt trùng bình sữa cho bé là cho bình sữa vào máy tiệt trùng hoặc và phương pháp đun sôi. Vì nếu mẹ chỉ tráng bình sữa bằng nước nóng thì lúc này nhiệt độ của nước sẽ không đạt 100 độ và việc tiệt trùng sẽ không có tác dụng gì. Việc đun sôi bình sữa cũng tùy trường hợp:

- Nếu bình sữa được làm từ thủy tinh, mẹ có thể cho riêng bình vào nồi nước lạnh trước, 5-  10 phút sau khi nước sôi mới cần cho núm vú, nắp bình và các sản phẩm nhựa khác vào, đậy nắp và đun thêm 3 - 5 phút. Chờ đến khi nước nguội, dùng kẹp gắp bình và núm vú giả ra.

- Đối với chai nhựa, mẹ phải đợi khi nước sôi mới được cho vào, đun tiếp 3 - 5 phút. Sau khi dùng kẹp gắp ra, mẹ đặt tất cả bình và núm vú lộn ngược, để ráo ở nơi thông thoáng.

3. Sau khi trẻ uống sữa mà không vệ sinh bình sữa ngay lập tức

Nếu không vệ sinh bình sữa cho trẻ kịp thời, vi khuẩn rất dễ phát triển theo cấp số nhân. Ngay cả khi cha mẹ rửa sạch bình sữa, vẫn sẽ có một số vi khuẩn còn sót lại trên bình sữa, chẳng hạn như cổ bình, núm vú, những nơi này không dễ vệ sinh nên khiến cơ thể trẻ  dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

4. Chỉ rửa bằng nước sạch

Khi vệ sinh bình sữa cho con, một số cha mẹ chỉ cần tráng qua bình sữa cho con, sau đó đổ nước vào bình, tráng qua lại vài lần rồi đổ hết nước đi, tuy nhiên cách này sẽ không làm sạch được từng chi tiết trong bình sữa.

Vì vậy, khi vệ sinh bình sữa cho bé, mẹ phải sử dụng nước tẩy rửa bình sữa và chuẩn bị một chiếc bàn chải nhỏ để tráng bình sữa cho bé cẩn thận, có như vậy mới chải thật sạch bình sữa cho bé.

Bình sữa trẻ em là vật dụng thường được sử dụng thường xuyên, vì vậy mẹ phải đảm bảo vệ sinh, sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém, có thể không chống chọi được với một số vi khuẩn, vi rút nên vấn đề vệ sinh bình sữa cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng,mẹ vẫn cần phải quan tâm chú ý nhiều hơn.

hình ảnh

Lưu ý khi vệ sinh và bảo quản bình sữa cho bé

- Sau 3 tháng, mẹ nên thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.

- Khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình thì mẹ nên mua cho bé bình sữa mới, bởi các khe nứt đó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn.

- Nên chọn bình sữa phù hợp với nhu cầu sử dụng của bé, mẹ không nên mua bình sữa quá to hoặc quá bé.

- Chọn bình có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm nghiệm, đạt chất lượng tốt, không mua hàng trôi nổi, không nhãn mác.

Sử dụng bình sữa trong mức độ chịu nhiệt cho phép khi khử trùng để đảm bảo được chất lượng sữa cũng như kéo dài tuổi thọ cho bình.