Mang thai nghĩa là mẹ đang trong mình hai sinh mạng. Nếu em bé trong bụng mẹ cảm thấy khó chịu thì bé sẽ gửi tín hiệu đến mẹ.

Cơ thể bà bầu liên quan mật thiết đến sự phát triển của thai nhi, những tín hiệu gợi ý từ thai nhi gởi đến được xem là một cảnh báo. Vì vậy, nếu thấy bất thường, rất có thể thai nhi đang khó chịu.

Thông thường, khi bà bầu ngủ là lúc thai nhi cũng yên ắng mọi hoạt động. Nhưng nếu thai nhi đang phát đi những tín hiệu báo trước thì mẹ phải hết sức lưu ý. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để điều trị kịp thời và nhận được sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Vậy đâu là những triệu chứng xảy ra khi bà bầu ngủ cho thấy thai nhi đang phát tín hiệu không lành?

1. Khó thở khi ngủ

Khi thai nhi trong bụng lớn lên từng ngày, cơ thể bà bầu trở nên đặc biệt nặng nề, thậm chí không thể ngủ ngon, cảm giác vô cùng khó chịu. Nhiều bà bầu cảm thấy nhịp thở không êm ái khi ngủ là do thai nhi phát triển và lớn lên quá nhanh khiến tử cung bị chèn ép. Nếu tình trạng khó thở ngày một tăng và gây nguy cơ ngạt thở trong lúc ngủ, bà bầu nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn và xem xét xem tình trạng khó thở ở mẹ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không?

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Sau khi thai đã to, bà bầu đã trở nên nặng nề, tốt nhất không nên ngủ tư thế nằm. Theo các chuyên gia sản khoa, tư thế ngủ khoa học và cũng là tư thế ngủ thoải mái hơn cả chính là tư thế nằm nghiêng về bên trái. Tất nhiên cũng có thể thỉnh thoảng trở mình nằm nghiêng bên phải nhưng không quá thường xuyên.

2. Thai nhi chuyển động thường xuyên khi mẹ ngủ

Phụ nữ mang thai cảm thấy các cử động của thai nhi thường xuyên hơn từ sau tuần 20, nhất là những lúc nằm nghỉ. Nhưng nếu tần suất thai máy tăng cao, đặc biệt trong lúc mẹ ngủ thì đó có thể là tín hiệu đau đớn do em bé gửi đến mẹ và cũng có thể đó là một triệu chứng điển hình do tình trạng thiếu oxy trong tử cung.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu phải học cách đếm cử động của thai nhi. Một khi nhận thấy bất thường trong cử động của thai nhi thì cần cảnh giác kịp thời. Để bà bầu ngủ ngon nên thay đổi tư thế, nghỉ ngơi kịp thời, nếu không thai nhi có thể gặp nguy hiểm lớn.

3. Bà bầu đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Nếu bà bầu thường ra nhiều mồ hôi trong trạng thái ngủ say thì tình trạng này cần đặc biệt cảnh giác. Trường hợp bà bầu ra mồ hôi nhiều do thời tiết thì cần nghi ngờ mình bị ra mồ hôi thân nhiệt. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bà bầu thiếu nước và cần phải uống thêm nước lọc ngay. 

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Việc thiếu nước ở phụ nữ mang thai có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng thiểu ối. Thiếu nước còn có thể dẫn đến suy tử cung và gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ phải đặc biệt chú ý đến thể trạng của mình. Nếu đổ mồ hôi nhiều khi ngủ thì cần cảnh giác thai nhi trong bụng đang phát tín hiệu báo nguy cho mẹ về tình trạng thiểu ối.

Làm thế nào để mẹ bầu có một giấc ngủ ngon?

Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng giữa, cơ thể của các bà bầu sẽ vô cùng nặng nề. Việc tìm một tư thế ngủ thoải mái vào ban đêm cũng rất khó. Để có một giấc ngủ ngon hơn, bà bầu cần nắm vững những kiến ​​thức nhất định về giấc ngủ.

Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, mẹ bầu có thể chọn bất kỳ tư thế thoải mái nào để ngủ, nhưng cần hạn chế tư thế nằm sấp khi ngủ.

Trong tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể bà bầu trở nên sồ sề và khó tìm được tư thế ngủ thoải mái hơn, lúc này tư thế ngủ khoa học nhất nên là tư thế nằm nghiêng bên trái.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Để đảm bảo một giấc ngủ thoải mái, bạn có thể chọn chuyển đổi giữa các tư thế nằm bên trái và bên phải khi ngủ.

Nếu bà bầu khó ngủ thì việc điều chỉnh môi trường ngủ là việc nên làm. Chẳng hạn mở cửa sổ thông gió để không khí tràn vào nhà, hoặc cũng có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để tăng độ ẩm không khí. Một môi trường ngủ chất lượng cao có thể giúp bà bầu thoải mái hơn và ngủ ngon hơn.

Tóm lại, chất lượng giấc ngủ của phụ nữ mang thai rất quan trọng. Nó cần phải đem lại sự thoải mái nhiều nhất có thể. Nếu để xảy ra tình trạng khó thở, đổ nhiều mồ hôi thì cần tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Nếu mẹ nhận được tín hiệu báo nguy từ bé, cần nhận được sự hướng dẫn kịp thời của bác sĩ, đồng thời cố gắng đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.