Càng những lúc hệ miễn dịch kém, con càng cần mẹ quan tâm, chăm sóc cẩn thận hơn.

Các cụ hay bảo trẻ con dưới 3 tuổi rất dễ ốm, cứ nửa tháng sổ mũi, một tháng ấm đầu là bình thường. Đặc biệt nếu rơi vào 3 thời điểm sức đề kháng con yếu đi thì càng dễ ốm, thậm chí là ốm nặng.

Mẹ cần sớm biết những thời điểm này để tích cực chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho bé.

Khi con chào đời

Thai nhi nhận được một số kháng thể khi còn trong bụng mẹ, con có sẵn một hàng rào bảo vệ tự nhiên để chống lại các bệnh. Tuy nhiên, thời điểm con chào đời là lúc sức đề kháng con yếu đi.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: daydaynews

Do lúc này, nguồn cung cấp dinh dưỡng cũng như sự bảo vệ từ mẹ bị cắt đứt. Lúc này con sẽ dễ bị thiếu kháng thể, rối loạn chức năng, sức đề kháng kém đi nên vi rút dễ thâm nhập.

Sau khi cai sữa

Sau khi trẻ cai sữa, nguồn cung cấp miễn dịch từ sữa mẹ không còn, các kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ cũng sẽ cạn kiệt sau khi sinh được 6 tháng. Lúc này, sức đề kháng của trẻ bị giảm sút và con rất dễ bị ốm vặt do thiếu đi sự hỗ trợ từ sữa mẹ.

Khi vào nhà trẻ

Rất nhiều mẹ than rằng con đi nhà trẻ rất hay ốm, cứ đi học được 3 ngày là lại nghỉ. Ở nhà không sao mà hễ đến trường lại ốm, còn đổ lỗi do trường học kém chất lượng.

Tuy nhiên mẹ cần biết rằng, dù đến tuổi đi nhà trẻ, hệ miễn dịch con phát triển, có khả năng chống bệnh tật nhưng vẫn ở cấp độ non nớt. Thông thường sau 3 tuổi, sức đề kháng tăng nhưng một khi thay đổi môi trường, cơ chế miễn dịch không thích nghi kịp nên rất dễ ốm.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: namuxuan

Đi nhà trẻ không giống như ở nhà, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ và người con tiếp xúc cũng khác đi. Do đó trẻ sẽ dễ bệnh thời gian đầu, mẹ cần chú ý chăm sóc con, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và giúp con vui vẻ, thoải mái.

Sau một thời gian trẻ sẽ quen, cơ thể sinh ra được miễn dịch tương ứng với môi trường nhà trẻ, con sẽ không bệnh nữa.

Cách tăng cường sức đề kháng cho bé

1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có thể cung cấp hầu hết tất cả các protein, carbohydrate và chất béo cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Sữa mẹ cũng chứa một số chất giúp cải thiện hệ miễn dịch bao gồm kháng thể, enzyme, tế bào bạch cầu…

Đặc biệt sữa non của mẹ cực kỳ tốt để tăng cường sức đề kháng cho bé, thường là sữa 4 – 5 ngày sau sinh. Đây là cách tốt nhất để mẹ giúp con vượt qua được giai đoạn giảm đề kháng vào thời điểm mới sinh.

2. Dinh dưỡng cân đối

Giai đoạn thứ hai con dễ giảm sức đề kháng đó là sau cai sữa hoặc bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi và bị cắt giảm sữa mẹ. Lúc này mẹ cần chú ý vào khẩu phần ăn dặm của con, thực phẩm nên cân đối và phong phú, đủ chất.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: namuxuan

Một khi con được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển, cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại được bệnh tật. Sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng được nâng cao nhờ dinh dưỡng.

Mẹ nên cho bé ăn các loại thịt nạc, thức ăn giàu kẽm như tôm, cua, cá. Các loại rau màu xanh đậm và trái cây giàu vitamin A, C cũng rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

3. Tiêm phòng

Tiêm phòng đầy đủ các loại chủng ngừa là một cách tạo nên rào chắn bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh. Tiêm ngừa có thể trực tiếp cung cấp các kháng thể đặc hiệu, hoặc gián tiếp kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể. Như vậy dù con trẻ gặp phải vi rút có hại, hệ thống miễn dịch cơ thể vẫn có thể nhận ra và giúp con phòng thủ.

4. Cho con vận động mỗi ngày

Cho con vận động, chơi ngoài trời sẽ giúp xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ cho trẻ. Mẹ nên cho bé vận động đủ ít nhất 1 tiếng mỗi ngày ở lứa tuổi đi nhà trẻ.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp đơn giản trên đây, dù con ở vào 3 thời điểm đề kháng yếu thì cũng chẳng sợ bị ốm. Xây dựng sức đề kháng mạnh mẽ cho con là chìa khóa để con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não, tâm lý.