Nhiều bố mẹ suy nghĩ rằng, bắt con nhường đồ chơi sẽ giúp con học được tính sẻ chia, biết yêu thương giúp đỡ người khác hơn.

Có rất nhiều người suy nghĩ rằng, bắt con nhường đồ chơi sẽ giúp con học được tính sẻ chia, biết yêu thương giúp đỡ người khác hơn, tuy nhiên, điều này liệu có đúng? Các chuyên gia tâm lý cho rằng, có 3 lý do khiến bố mẹ nên ngừng ngay việc ép con phải nhường đồ chơi cho người khác, bố mẹ có con nhỏ nhất định phải tham khảo nhé.

Tạo ra những suy nghĩ sai lệch ở trẻ

Trẻ nhỏ đúng như tên gọi của chúng, còn quá nhỏ để có thể thấu hiểu việc nhường đồ cho người khác là sự sẻ chia, yêu thương, cao thượng. Con cũng giống như bao đứa trẻ khác, chưa hiểu được những vấn đề đấy nên việc ép trẻ phải nhường đồ chơi một cách đột ngột sẽ vô tình tạo ra những suy nghĩ sai lệch ở trẻ.

Bên cạnh đó, việc này tưởng chừng như chỉ là một vấn đề vô cùng nhỏ nhoi, nhưng chúng thực ra lại vi phạm quyền sở hữu cơ bản của con. Rõ ràng con đang có một món đồ mình muốn ở trong tay, dù vẫn rất thích nhưng lại bị mẹ ép đưa cho bạn khác thì mẹ đã vô tình khiến trẻ cảm thấy mình bị tước đi quyền sở hữu trong khi con chẳng làm gì sai. Gợi ý trẻ nhường đồ chơi cho bạn, cho em để học tính yêu thương, sẻ chia là một điều tốt, nhưng bài học này chỉ thực sự có hiệu quả khi trẻ tự nguyện và cảm thấy vui vẻ khi làm điều đó. Còn trong trường hợp bị ép buộc thì chắc chắn tâm lý con sẽ nảy sinh sự ấm ức, ganh ghét và nhiều vấn đề không tốt hơn mẹ tưởng.

hình ảnhẢnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu

Khiến trẻ bị tổn thương

Việc ép trẻ phải nhường đồ chơi cho bạn dễ khiến trẻ hình thành tâm lý bị tổn thương, không được coi trọng, một số lại nghĩ bố mẹ không yêu mình nên mới hành động như thế. Tâm lý của trẻ nhỏ vốn rất non nớt và cần được bảo bọc kỹ càng, chỉ một hành động vô tình của người lớn cũng có  thể gây thương tổn tâm hồn, tạo cho trẻ cảm giác uất ức, thiếu công bằng.

Trẻ bị tổn thương tâm lý từ những vấn đề nho nhỏ như bị ép nhường đồ chơi dần dần có thể trở nên xa cách với bố mẹ hơn vì nghĩ bố mẹ không đứng về phía mình. Vì thế, thay vì ép con bắt buộc phải nhường, hãy từ từ dạy trẻ cách chia sẻ. Có thể gợi ý con cho bạn mượn chơi luân phiên nhau chứ không phải nhường hằn, như thế trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn việc bị ép phải nhường đi món đồ chơi mình đang yêu thích.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu

Dễ xảy ra phản kháng

Bố mẹ nên nhớ rằng, trẻ nhỏ chưa có ý thức hoàn thiện, cũng không có được những kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề. Nếu bố mẹ cứ ép con làm điều con không thích, một số trẻ có cá tính mạnh mẽ sẽ tìm cách phản kháng.

Đây không phải là dấu hiệu con hư, mà trẻ chỉ đang thông qua hành động, thể hiện cá tính và suy nghĩ của mình. Con cảm thấy uất ức, khó chịu, con không đồng ý và có cảm giác bị đối xử không công bằng, chính những cảm giác này cộng với việc thiếu kỹ năng xử lý tình huống sẽ dễ dẫn đến những x ung đột như ném đồ chơi, cào cấu, đ ánh bạn,… và bố mẹ sẽ càng phải đau đầu nhiều hơn nữa.

Với trẻ nhỏ, việc dạy dỗ, uốn nắn con nên được thực hiện một cách từ từ, có bài bản. Tốt nhất vẫn nên tích cực làm gương và chia sẻ các bài học qua những cuộc trò chuyện, các buổi đọc sách, xem tranh, xem phim,… để trẻ dần dần thấu hiểu và học hỏi hiệu quả hơn. Khi con biết chủ động nhường nhịn bạn bè, em nhỏ,… đừng quên dành lời khen để con cảm thấy thích thú và cố gắng phát huy trong những lần sau bố mẹ nhé.