6 tháng là bước khởi đầu cho sự phát triển của bé, 3 kỹ năng vận động nếu con chưa làm được thì chứng tỏ có vấn đề.

Khi thực sự làm mẹ mới nhận ra rằng, nuôi dạy con không hề dễ dàng. Quá trình lớn lên của trẻ là một quá trình dài từ khi ẵm ngửa đến lúc lật, bò, đi. Trong đó cột mốc 6 tháng đầu đời là bước ngoặt ý nghĩa với sự tăng trưởng của bé.

6 tháng con bắt đầu ăn dặm nên bé không còn chỉ dựa vào sữa để cung cấp dinh dưỡng, sức đề kháng. Về cân nặng, bé sau 6 tháng sẽ chậm lại, các mẹ thấy bé không còn tăng nhanh nữa. Trước có tháng tăng 2 ký, sau 6 tháng thì tăng dưới 1 ký mỗi tháng, khoảng 10 gram một ngày.

Về chiều cao, trước đó con có thể tăng 2-3 cm mỗi tháng nhưng sau 6 tháng, con chỉ cao thêm dưới 2 cm mỗi tháng. Đáng chú ý là ở 6 tháng, con sẽ có bước phát triển vượt bậc về vận động. Nếu con không thể thực hiện 3 kỹ năng vận động của bé 6 tháng dưới đây thì bố mẹ cần chú ý và đưa đi khám kịp thời.

Con có thể tự lật, lăn

Một trong những kỹ năng vận động bé 6 tháng phải rành rọt là lật người, lăn trở các kiểu. Thực tế, kỹ năng này nhiều bé đã có thể thực hiện dần từ 3 – 4 tháng. Nếu đến tận 6 tháng mà con vẫn chưa thể tự lăn lộn, xoay trở, đòi hỏi có sự trợ giúp từ bố mẹ thì nên chú ý. Mẹ cần kiểm tra xem quần áo có cản trở con không. Còn nếu do các cơ con bị yếu hoặc phản xạ kém thì mẹ nên đưa đi khám.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: pinterest

Bé có thể ngồi

Thường khi 4 tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu chuyển được từ tư thế nằm ngửa sang ngồi bằng cách được mẹ nâng đỡ, kéo 2 tay và giữ con thăng bằng. Tuy nhiên, phải đến 6 tháng thì con mới ngồi vững chắc trong thời gian lâu dài.

 Thường sẽ có 3 nấc, nấc 1 là mẹ kéo tay giúp con ngồi và mẹ vẫn tiếp tục giữ con thăng bằng. Nấc 2 là con dựa vào mẹ ngồi nhưng không cần mẹ giữ nữa, nấc 3 là con hoàn toàn tự ngồi. Nếu sau 6 tháng con vẫn không tự ngồi thì hoặc có thể do con lười vận động, hoặc có thể chậm phát triển.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: sina

Con tự lấy, cầm nắm đồ vật

Trẻ 4 tháng tuổi có thể ngóc đầu lên khi nằm, dùng hai tay chống đỡ lên khỏi mặt đất, hơn 5 tháng tuổi sẽ dùng một tay để đỡ cơ thể và tự do tay còn lại để nắm lấy đồ vật.

Nếu bé chưa tự cầm nắm đồ vật lúc 5 tháng có thể là do sự phối hợp của cơ thể chưa tốt. Các mẹ nên cho cùng con chơi, tập luyện vận động cầm nắm nhiều hơn thì sự phối hợp sẽ ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, sau 6 tháng mà con vẫn không tự động cầm nắm đồ chơi nên lưu ý hoặc đi khám sớm.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: zh

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ 6 tháng

1. Nhớ bổ sung sắt

Do ảnh hưởng từ sự phát triển, trẻ 6 tháng tuổi sẽ dễ bị thiếu sắt. Mẹ cần lưu ý bổ sung thêm vào thức ăn dặm cho con.

2. Chú ý hơn việc nói chuyện cùng con

Hầu hết các bé bắt đầu nhận biết nhiều hơn khi được 6 tháng tuổi, bé cũng thích bập bẹ nói những từ mà chỉ bé mới hiểu. Lúc này mẹ nên giao tiếp với con, đưa con ra ngoài chơi nhiều hơn sẽ tốt cho sự phát triển của bé.

3. Chuẩn bị tinh thần con mọc răng

Giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sẽ vô cùng khó chịu, dễ cáu, thậm chí “phập” mẹ vài nhát. Lúc này mẹ hãy cố chịu đựng, đừng la con sẽ khiến con tổn thương, ảnh hưởng giấc ngủ.

4. Theo sát con mọi lúc

Lúc này bé di chuyển nhiều hơn, biết lăn lật nên không được để con nằm một mình trên giường, ghế sofa vì con có thể té bất cứ lúc nào.

Trên đây là những kỹ năng của bé 6 tháng cần có và lưu ý khi chăm con ở mốc 6 tháng tuổi. Bố mẹ cần lưu ý để con được phát triển khỏe mạnh, đạt mốc tăng trưởng đúng theo độ tuổi.

Thông tin tham khảo DDN