Ngay từ khi ở trong bụng mẹ, thai nhi đã sớm bộc lộ tính cách của mình

Khi mang thai, từng cử động của thai nhi đều mang lại cảm giác hạnh phúc cho tất cả bà mẹ. Thời điểm thai nhi ngày càng lớn, tần suất và biên độ cử động cũng sẽ tăng lên rất nhiều, thậm chí có lúc ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của nhiều bà mẹ. Nhiều người dựa vào dấu hiệu này để đánh giá đứa trẻ sau sinh nghịch ngợm hay ngoan ngoãn. Trên thực tế, theo kinh nghiệm mang thai của các bà mẹ thì có 3 dấu hiệu trong thai kỳ của mẹ thể hiện tính cách thai nhi như sau:

1. Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu

Đa phần phụ nữ mang thai đều trải qua giai đoạn ốm nghén. Một số bà mẹ thì bị hiện tượng ốm nghén ngay sau khi biết tin mình mang thai, trong khi một số người thì lại không có dấu hiệu này.

hình ảnh

Nguồn hình: Sohu

Cũng vì lý do này mà nhiều người cho rằng những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị ốm nghén sau sinh thường khó khăn trong việc ăn uống hơn. Ngược lại, nếu người mẹ không bị ốm nghén thì sau sinh trẻ thường dễ chăm sóc hơn.

2. Tần số và biên độ cử động của thai nhi

Như đã nói ở phần đầu bài viết, khi còn trong bụng mẹ, em bé rất thích được vui chơi trong môi trường nước ối.

Những em bé có tính cách sau sinh năng động, sôi nổi và khỏe mạnh thường thể hiện thường xuyên thể hiện những cú đấm đá liên tục, thậm chí đạp mạnh đến mức mẹ són tiểu ra quần.

hình ảnh

Nguồn hình: Sohu

Trong khi đó một số mẹ bầu chỉ cảm nhận được con mình đang “bơi” trong túi ối rất nhẹ nhàng và chậm rãi. Những em bé này sau khi chào đời đa số đều có tính cách ôn hòa, tình cảm.

Trái ngược với thai nhi hiếu động, một vài em bé tương đối yên lặng khi ở trong bụng mẹ. Điều này đôi khi khiến các mẹ vô cùng lo lắng vì sợ con mình có gì đó không ổn. Nhưng thật ra là do tính cách trầm lặng, không thích vận động nhiều nên con nằm im thế thôi, khi mẹ nói chuyện hay chạm vào bụng con cũng sẽ đáp lại mẹ.

3. Tính khí của người mẹ khi mang thai

Theo các nhà di truyền học thì “Yếu tố chính ảnh hưởng đến tính cách của trẻ chính là tâm trạng của mẹ”. Nếu tâm trạng của mẹ thường xuyên không tốt khi mang thai cũng sẽ tác động rất xấu đến thai nhi trong bụng mẹ bầu. 

hình ảnh

Nguồn hình: Sohu

Ví dụ, khi mẹ bầu tức giận, tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn, hơi thở trở nên ngắn hơn bình thường, các cơ co lại, nhu động ruột của bạn sẽ rối loạn… Còn khi cảm xúc của mẹ bầu dâng cao trào, tim bơm máu nhanh hơn, do đó oxy không thể lưu thông đúng cách đến tất cả các mô của cơ thể mẹ. Cơ thể sẽ trở nên tỉnh táo và kích hoạt một số hormone gây co thắt và co thắt trong tử cung.

Nếu những điều này xảy ra thường xuyên, sau này trẻ khi trẻ sinh ra trẻ sẽ khó sinh, đau bụng ở trẻ, nhẹ cân, dễ lo lắng, khó khăn trong học tập sau này, thậm chí dễ quấy khóc.

Bên cạnh đó, theo các bà mẹ mang thai thì để rèn luyện tính cách của thai nhi từ trong bụng mẹ, có thể áp dụng chế độ thai giáo dưới đây để thai nhi phát triển hơn:

Cho thai nhi nghe nhạc từ tháng thứ 4

Âm nhạc đối với thai nhi từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Lúc còn trong bụng thai nhi đã có thể phản ứng lại với âm thanh bên ngoài. Nên khi mẹ cho con yêu nghe nhạc sẽ có các tác dụng nhất định tới bé yêu. Mẹ nên cho con bắt đầu nghe nhạc từ tháng thứ 4, khoảng 20 phút mỗi ngày.

Đọc truyện cho thai nhi vào tháng 5

Theo đặc điểm phát triển trí não của thai nhi, việc giáo dục ngôn ngữ nên bắt đầu từ khi thai nhi được 5 tháng, các ông bố bà mẹ có thể đọc mỗi ngày một vài bài thơ hay bài báo hay. Việc thực hiện giáo dục ngôn ngữ một cách chậm rãi và từ từ sẽ giúp ích rất nhiều cho tài năng ngôn ngữ của bé sau này.