Trước tình hình biến chủng Delta gây lây nhiễm nhiều hơn và lây lan nhanh hơn thì nhiều nước đã chọn tiêm vaccine nCov cho cả trẻ nhỏ.

Trên thực tế thì trẻ nhỏ nhiễm nCov cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như người lớn, đó là: Ho, sốt,… Có nhiều nước hiện nay tỉ lệ trẻ em nhiễm nCov đang ngày 1 tăng cao, điều này chắc hẳn khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng rồi.

Tuy nhiên có 1 điều đang mừng hơn cả đó là tỷ lệ trẻ có tình trạng bệnh tiến triển nặng như viêm phổi, suy hô hấp luôn ít hơn người lớn nha mọi người.

Khi mà thế giới đang tiến hành tiêm chủng vắc xin nCov cho trẻ nhỏ thì ở Việt Nam vẫn chưa đồng ý với quyết định này. Lý do tại vì sao lại như vậy đã được giải thích trên báo chí rồi nhé. Ai thắc mắc thì nên đọc để hiểu rõ.

hình ảnh

Vắc xin nCoV chủ yếu tiêm cho người từ 18 tuổi. Ảnh minh họa, nguồn internet

2 lý do thời điểm hiện tại Việt Nam chưa tiêm vaccine nCov cho trẻ

Theo thông tin báo chí đăng tải, gần đây có vụ 57 trẻ em tại quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) được các cán bộ y tế tự ý tiêm vắc xin Pfizer, mặc dù Bộ Y tế chưa có hướng dẫn tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi.

Sau đó ngày 16/9, Bộ Y tế ra công văn gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố toàn quốc, yêu cầu: “Không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn. Trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vắc xin phòng nCov, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn sau”.

Nói về vấn đề này Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nêu quan điểm: Sở dĩ ngành y tế chưa tiêm ngay cho trẻ em là vì 2 vấn đề.

- Thứ nhất: Tỷ lệ diễn tiến nặng ở trẻ thấp hơn rất nhiều so với người lớn. Trong khi hiện nay nước ta đang khan hiếm vaccine vì vậy vắc xin nên dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao tiêm trước (là người cao tuổi, người có bệnh lý nền hay ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, các đối tượng nguy cơ khác,…)

- Thứ hai: Hiện chỉ có vắc xin Pfizer được phê duyệt tiêm cho trẻ em, giới hạn độ tuổi từ 12 trở lên. Các vắc xin khác chưa có thử nghiệm diện rộng với trẻ nhỏ, nếu tự ý tiêm sẽ rất nguy hiểm nha mọi người.

Bác sĩ Phúc nói thêm: “Các phụ huynh không nên quá lo lắng mà hãy chờ đợi thêm một thời gian nữa. Khi vắc xin Pfizer về nhiều, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn về tiêm chủng cho các con”.

Bác sĩ đưa ra khuyến cáo: Trong thời gian chờ tiêm vắc xin (với trẻ từ 12 tuổi trở lên) và chờ đợi các nghiên cứu mới về vắc xin với lứa tuổi nhỏ hơn, phụ huynh nên hướng dẫn con thực hiện tốt thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

hình ảnh

Nước ta chưa tiêm vắc xin cho trẻ em, ảnh minh họa, nguồn internet

Sẽ thế nào nếu trẻ nhỏ nhiễm virus

Bác sĩ Phúc chia sẻ trên báo chí: Các nghiên cứu trên thế giới và thực tế đều cho thấy, sự nguy hiểm của bệnh nCov với trẻ em thường “nhẹ nhàng” hơn, có ít biến chứng hơn so với người lớn.

Hầu hết trẻ mắc nCov cũng có những triệu chứng tương tự như người lớn: Ho, sốt,… nhưng tỷ lệ trẻ có tình trạng bệnh tiến triển nặng như viêm phổi, suy hô hấp luôn ít hơn.

Tại những nước đang bùng phát mạnh virus nCov như Ấn Độ hay Indonesia, số trẻ bị bệnh có diễn tiến nặng, và không qua khỏi tăng nhanh chóng. Hay như ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM cũng có nhiều trẻ trở nặng và không qua khỏi vì nhiễm nCov rồi.

Bác sĩ Phúc lý giải: Trường hợp trẻ em diễn tiến nặng đa số đều có bệnh lý nền như tim phổi bẩm sinh, cơ địa béo phì, bệnh lý về miễn dịch, trẻ ghép tạng … Đây là nhóm trẻ có sức khỏe yếu, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi nCov.

Nhóm khác cũng có nguy cơ chuyển nặng là những em bé còn quá nhỏ (dưới 1 tuổi), hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.

Bác sĩ Phúc nói: “Theo các báo cáo, số trẻ em diễn tiến nặng tại các nước chịu ảnh hưởng mạnh của biến thể Delta khá cao. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng khi người nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng lớn, tất yếu số trẻ mắc bệnh cũng sẽ cao. Và khi càng có nhiều em bé nhiễm bệnh thì số ca nặng trong nhóm tuổi này sẽ càng tăng lên”.

Bác sĩ đưa ra ví dụ thực tế tại Việt Nam như sau: Ở các đợt dịch trước vẫn có trẻ em mắc bệnh. Nhưng do số bệnh nhi rất ít, tỷ lệ chuyển nặng gần như không có. Nhưng với đợt thứ 4 này, số ca bệnh nhiều, trẻ cũng mắc bệnh nhiều và có những trường hợp nặng.

Ngoài ra cha mẹ, người chăm sóc các bé cũng cần tuân thủ nguyên tắc này để hạn chế lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Trên đây là những thông tin mình tham khảo được trên báo, chắc chắn có nhiều người đang quan tâm tới vấn đề này nên chia sẻ lại để tất cả cùng nắm được. Mọi người giờ chỉ cần chờ đợi thêm thôi, khi nào kết quả thử nghiệm đảm bảo an toàn rồi thì Bộ Y tế khắc sẽ có thông báo.

Nguồn tổng hợp