Thống kê của Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tính từ 27-4-2021 đến nay, tổng số trẻ dưới 18 tuổi mắc cô Vít là hơn 2 triệu.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ở trẻ em, phần lớn trẻ mắc không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa, tỷ lệ nặng chiếm 4% và nguy kịch là 0,5%... Việc chăm sóc trẻ F0 tại nhà đã phổ biến hơn so với làn sóng cô Vít đầu tiên ở nước ta

Hầu hết trẻ em được cách ly và điều trị tại nhà. Với sự chăm sóc tốt từ gia đình, trẻ có thể hết các triệu chứng lâm sàng và hồi phục sau 1 đến 2 tuần. Nhiều phụ huynh chia sẻ các triệu chứng ở trẻ không nặng nề như người lớn, thậm chí là chỉ sau 2,3 ngày trẻ đã ăn, ngủ như bình thường. Tuy đã có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành nhưng không ít cha mẹ phạm sai lầm chăm sóc trẻ F0 tại nhà. Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất

1. Dùng thuốc hạ sốt không theo chỉ định

Trên Tuổi Trẻ Online, TS.BS Nguyễn Thành Nam - giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có tình trạng nhiều phụ huynh lo lắng sau khi trẻ uống thuốc hạ sốt vẫn không hết sốt. Sau khi dùng một loại thuốc hạ sốt không thấy trẻ hạ sốt liền cho trẻ uống thêm hạ sốt hoặc dùng loại hạ sốt khác. Bác sĩ Nam khuyến cáo: "Đây là cách hạ sốt sai lầm mà nhiều phụ huynh gặp phải. Chăm sóc trẻ sốt do cô Vít  không nên hoảng loạn đi tìm thêm thuốc này, thuốc kia, mà tuân thủ đúng liều lượng chỉ định độ tuổi, cân nặng, thời gian uống của nhà sản xuất. Có những trẻ sau khi uống thuốc hạ sốt 30 phút đã hạ, tuy nhiên có những trẻ 1 tiếng mới hạ".

Nhiều trường hợp phụ huynh cho trẻ uống sai liều khuyến cáo với cân nặng của con mình do mượn đơn của phụ huynh khác. Trong khi cân nặng của con mình khác với trẻ đó.

2. Cha mẹ không bù nước cho trẻ

Triệu chứng đi kèm cô Vít thường là trẻ sốt cao. Trẻ sốt cao cần bù nước, nhiều phụ huynh bỏ qua việc bù nước cho trẻ, đây là điều sai lầm khiến trẻ chậm hồi phục. Phụ huynh, người chăm sóc trẻ nên pha toàn bộ 1 gói bột oresol với chính xác lượng nước đun sôi để nguội theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cho trẻ uống thìa hoặc chén nhỏ rải đều trong ngày. Mỗi gói khi pha chỉ sử dụng trong ngày, không nên dùng loại đóng chai pha sẵn.

3. Dùng xen kẽ thuốc hạ sốt với thuốc khác cho trẻ

Trên Thanh Niên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết về nguyên tắc thì khi trẻ sốt, chỉ được dùng hạ sốt paracetamol, không dùng xen kẽ với các loại thuốc khác. Khi đứa trẻ có các triệu chứng về hô hấp chúng ta test thấy dương tính thì chúng ta nghĩ ngay đến cô Vít.  Nhưng các bệnh về đường hô hấp lại có rất nhiều nguyên nhân, hiện nay thế giới có tìm được 28 căn nguyên và cô Vít chỉ là một trong số đó. Có trẻ vừa mắc cô Vít vừa mắc sốt xuất huyết, mà sốt xuất huyết lại chống chỉ định dùng Ibuprofen vì thuốc này có tác dụng chống đông m.áu. Do vậy nếu chúng ta dùng xen kẽ 2 loại thuốc hạ sốt paracetamol và Ibuprofen thì bệnh sốt xuất huyết có thể trầm trọng hơn rất là nhiều, nếu trẻ F0 có bệnh. Vì vậy trẻ sốt liên tục chỉ nên dùng paracetamol và không được dùng xen kẽ và cũng không bao giờ được nghĩ đến dùng loại thuốc khác trong giai đoạn này.

4. Dùng máy đo SpO2 cho trẻ sai cách

Phụ huynh cần chú ý trong việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2 vì có nhiều loại dành cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đa phần các gia đình mua thường mua một loại và dùng chung cho cả nhà dễ dẫn đến sai chỉ số SpO2 của trẻ. Với trẻ em, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái), dùng hai ngón tay nếu tay quá bé. Nên đo nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và đo SpO2 để đánh giá tình trạng của trẻ.

hình ảnh

Ảnh VNExpress

Bên cạnh đó, nhiều máy đo SpO2 trên thị trường không được kiểm chứng. Số liệu sai sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi sức khỏe trẻ. Nếu chăm sóc, điều trị trẻ ở nhà, phụ huynh cố gắng chọn máy SpO2 tốt. Nếu là trẻ sơ sinh nên mua loại riêng dành cho trẻ sơ sinh để có kết quả chính xác.

5. Molnupiravir không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi

Không dùng corticoid và thuốc chống đông khi không có chỉ định. Molnupiravir không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi. Tuyệt đối không nghe thông tin, lời khuyên hay sử dụng đơn thuốc trên mạng để điều trị cho trẻ. Không tự ý dùng kháng viêm corticoid Kháng viêm corticoid bản chất là thuốc ức chế miễn dịch. Khi cơ thể đang sốt cao, chiến đấu quyết liệt chống lại virus, nếu đưa corticoid vào sẽ gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Khi SpO2 còn trên 95%, khi chưa phải thở oxy thì tất cả các nghiên cứu cho đến nay đều khuyến cáo mạnh mẽ: Chống chỉ định dùng corticoid.

hình ảnh

Ảnh IndiaTimes

6. Tẩm bổ quá nhiều để tăng đề kháng cho trẻ

Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt nhưng không nên dùng quá nhiều một lúc. Hơn nữa không có loại thần dược nào có thể giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày. Các F0 được chăm sóc, điều trị tại nhà cần chú trọng thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng với các dung dịch có chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần. Việc tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ cơ thể chống được sự xâm nhập của virus là một quá trình lâu dài và cần kết hợp các yếu tố khác như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý…

7. Xông hơi cho trẻ F0

Theo VOV, bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc xông hơi không hề có tác dụng và không an toàn với trẻ, bởi cha mẹ không thể đảm bảo được nhiệt độ cho trẻ. Việc xông hơi có thể dẫn đến nguy cơ trẻ dễ bị bỏng niêm mạc. Đồng thời các sản phẩm xông không đảm bảo an toàn, chứa hóa chất độc hại khi xông thẳng vào mũi trẻ có thể gây viêm nhiễm, bội nhiễm đường hô hấp. Các trường hợp trẻ có các bệnh lý về đường hô hấp, co thắt phế quản có thể xông khí dung thuốc đặc trị, không khuyến cáo sử dụng xông lá, viên xông cho trẻ.

8. Không tắm cho trẻ

Nhiều cha mẹ khuyến cáo khi chăm sóc trẻ mắc cô Vít thì không được tắm, tuy nhiên điều này là không đúng. Bởi tất cả các bệnh liên quan đến truyền nhiễm đều phải giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh bội nhiễm cho trẻ. Nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ trẻ dễ bị bội nhiễm, dẫn đến nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, khuyến cáo cha mẹ hãy giữ vệ sinh sạch sẽ và tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho trẻ nhanh bằng nước ấm.

9. Cho trẻ uống nhiều nước chanh, gừng, sả

Không những xông, nhiều người còn đun nước hỗn hợp chanh, gừng, sả cho trẻ uống. Sả có thành phần chủ yếu là tinh dầu giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả, gừng để nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản, nóng trong người…

10. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối nóng đậm đặc

Nhiều cha mẹ cho con súc miệng bằng nước muối nóng, đậm đặc với mong muốn tiêu diệt virus, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Việc dùng nước quá nóng quá sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lớp niêm mạc họng, miệng. Khi lớp màng này tổn hại, hàng rào miễn dịch bảo vệ đầu tiên của cơ thể bị tổn thương. Khi ấy vi khuẩn, virus sẽ càng tấn công trẻ.

Cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc F0 tại nhà:

- Không nên lạm dụng test: Chỉ nên test khi bắt đầu sốt và lần 2 là 5-7 ngày kể từ ngày bắt đầu sốt. Nhiều người test mỗi ngày trong khi giá test nhanh không rẻ. Rồi trữ thuốc, trữ thức ăn…trong bối cảnh mọi hàng hoá không thiếu thốn thì việc này là không cần thiết.

hình ảnh

Ảnh NewWestRecord

- Nếu dương tính mà không triệu chứng thì không cần thuốc gì ngoài việc uống nhiều nước - nghỉ ngơi nhiều - vệ sinh cá nhân tốt - mở hết tất cả cửa thông thoáng.

- Thời gian trẻ ủ bệnh 2-14 ngày, trung bình khoảng 4-5 ngày

- Thời gian khởi phát thì tuỳ mức độ bệnh. Nhẹ và trung bình thì sẽ hết sau 7-10 ngày, còn nặng thì tuỳ mức độ tổn thương cơ quan.

- Nếu trẻ dương tính mà có triệu chứng nhẹ - trung bình thì trong 3-5 ngày đầu sau khi phát hiện dương tính, trẻ sẽ sốt cao liên tục, uống hạ sốt giảm sốt rồi sốt lại. Bố mẹ cần bình tĩnh để tiếp tục hỗ trợ cho con, không nên rối hay sốt ruột khi thấy bé sốt. Cho trẻ uống paracetamol với khuyến cáo 10-15mg/kg, cách nhau mỗi 4- 6h 1 lần. Cho trẻ mặc thoáng mát. Cho trẻ uống nhiều nước, có điện giải càng tốt, nếu trẻ còn bú mẹ thì tăng thêm các cữ bú

- Để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn

Tổng hợp từ Cổng thông tin Điện tử Bộ Y tế, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VOV…