Để việc uống nước đem lại sức khỏe, mẹ mang thai cần phải lưu ý một vài điều.

Uống nhiều nước rất có ích cho sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu không thể chỉ uống nước mà không biết rằng cách uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định lợi ích của nước với chính mẹ và cả thai nhi.

1. Uống một cốc nước mát sau khi thức dậy

hình ảnh

Uống 200ml nước mát 25-30 độ khoảng 30 phút trước bữa điểm tâm có thể vừa giữ ẩm cho dạ dày và ruột, vừa làm cho dịch tiêu hóa tiết ra đủ để thúc đẩy cảm giác thèm ăn, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa bệnh trĩ và táo bón. Nước uống có thể nhanh chóng được hấp thụ vào máu theo đường tiêu hóa, làm loãng máu và giãn mạch, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu và bổ sung lượng nước bị mất đi của các tế bào trong suốt một đêm dài.

2. Đừng uống quá nhanh

Uống nước ừng ực quá nhanh sẽ khiến bà bầu nuốt vào nhiều khí, dễ gây nấc cụt hoặc đầy hơi. Vì vậy, bà bầu hãy học cách nhai nước, tức uống từng ngụm một và từ từ cho đến hết cốc nước.

3. Uống trà thay uống nước

Nhiều bà bầu nghĩ rằng uống trà cũng là uống nước, hơn nữa trong trà còn có nhiều chất từ lá trà hòa tan nên có thể uống trà thay cả nước lọc. Thực chất, bà bầu vẫn có thể uống trà nhưng chỉ một chút và phải là trà nhạt. Trà rất giàu kẽm, có thể là một nguồn nước vận chuyển đến thai nhi nhưng uống quá nhiều sẽ gây mất ngủ.

4. Không uống nước bị ô nhiễm

Uống nước khi mang thai phải kỹ lưỡng, nước phải là nước sạch và được nấu chín kỹ hoặc là nước lọc. Nếu nước đã bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm như nước thải, khí thải, cặn bã thải từ quá trình sản xuất công nghiệp thì kể cả khi đun sôi ở nhiệt độ cao, các hóa chất độc hại trong nước vẫn tồn tại.

5. Đừng chỉ uống nước khi thấy khát

hình ảnh

Khi cơ thể báo cho bạn biết đang khát nghĩa là lượng nước trong cơ thể đã mất cân bằng và các tế bào đã bị mất nước ở một mức độ nhất định. Vậy nên đừng chỉ uống nước khi khát mà phải sau mỗi 2 tiếng nên uống một cốc.

6. Không uống trà pha trong cốc giữ nhiệt

Nước trà có chứa nhiều axit tannic, vitamin,... Nếu ngâm lá trà vào trong phích, các vitamin sẽ bị phá hủy và giảm dinh dưỡng, trà sẽ bị đắng, tăng chất độc hại và hậu quả là gây rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

7. Không uống nước đun sôi nhiều lần

Nhiều nhà còn giữ thói quen uống nước đun sôi, điều này rất tốt nhưng nước đun sôi nhiều lần đang gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nước tạo ra nitrit sau khi đun nóng và bay hơi ở nhiệt độ cao, nếu đun nhiều lần không những không giảm được chất độc hại mà còn tăng nồng độ gây ngộ độc.

8. Không uống nước chưa đun sôi

Nước đã qua đun sôi nhiều lần chứa chất độc hại, nhưng nước chưa đun sôi cũng độc hại không kém. Nước không được đun sôi thường chứa clo hoặc bột tẩy trắng, vì vậy nếu không đun sôi, các tạp chất khác nhau trong nước sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

9. Đừng coi đồ uống là nước

hình ảnh

Nhiều bà bầu thích uống nước hoa quả, đồ uống hay dưa hấu nên không uống nước thêm, nhưng thực tế đã nhầm. Nước hoa quả đóng lon có chất phụ gia, chất bảo quản và các hóa chất khác, rất không tốt cho thai nhi và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, vì hàm lượng đường trong các món uống này quá cao nên sẽ gây gánh nặng cho cân nặng và thận, không tốt cho thai nhi.

10. Uống nước đúng cách

Nếu bà bầu uống quá ít nước, máu sẽ bị đặc, không có lợi cho quá trình trao đổi chất của thai nhi. Ngược lại, nếu uống quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến thận và làm tăng tình trạng phù nề. Ngoài lượng nước trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1500 ml nước (khoảng 3 - 4 cốc).

Mong rằng vì sức khỏe của mẹ và thai nhi, bà bầu sẽ cố gắng nhớ những điều cần lưu ý trước khi uống nước này nhé! Chúc mẹ thai kỳ thành công, mẹ tròn con vuông, đủ ngày đủ tháng!