Thiệt hại do đại dịch Covid đã gây ra không ít những ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới. Đối với một số nước, họ đã nhìn thấy một quỹ đạo ổn định để mở cửa trở lại. Một số doanh nghiệp, họ đang thấy mọi thứ dần trở lại bình thường. Thế nhưng, đại dịch vẫn chưa dừng lại mà còn trở lại và gia tăng rất nhanh, khó kiểm soát. Cảm giác như chúng ta đang tiến lên một bước chỉ để trải nghiệm hai bước lùi là có thật. Điều đó thật khó chịu và khiến bạn vô cùng thất vọng.

hình ảnh

Sau khi trải qua nhiều tuần, mọi thứ đang dần ổn định lại thì đại dịch lại quay trở lại khiến các doanh nghiệp lại phải đối mặt với các trở ngại mới và nhiều hạn chế bên ngoài hơn so với trước đây. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp không sẵn sàng đối mặt với những thất bại trong thời gian ngắn hạn thì có thể làm tê liệt doanh nghiệp của bạn trong thời gian dài tiếp theo.

“Đừng nản lòng nếu đôi khi bạn không xử lý được một tình huống căng thẳng như mong muốn. Thay đổi cần có thời gian và thất bại là một phần của lộ trình. Học hỏi kinh nghiệm và lên kế hoạch để xử lý nó tốt hơn vào lần sau. Nếu bạn quay trở lại con đường cũ, đừng bỏ cuộc. Tập trung vào những gì bạn có thể làm để giành lại quyền kiểm soát tình hình” (MayoClinic.org,2020). Bạn phải trang bị cho mình để có thể kiểm soát được những thất bại có thể xảy đến bởi vì nếu bạn không có suy nghĩ đúng đắn, bạn không bao giờ có thể đưa đội ngũ của mình đi theo đúng hướng.

Theo MayoClinic đã đề xuất một số chiến lược để chống lại sự căng thẳng của thất bại gồm:

hình ảnh

Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp: “Nhiều cuốn sách, nhiều trang web  và các nhóm hỗ trợ được hình thành để giúp đỡ mọi người vượt qua thời điểm khó khăn. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra các lợi ích khi nói chuyện được với một cố vấn hoặc chuyên gia về sức khỏe, tinh thần. Đôi khi góc nhìn từ bên ngoài có thể tạo ra sự khác biệt”.

Dành thời gian cho bản thân: “Chỉ cần 10 đến 20 phút yên tĩnh đếuy ngẫm, có thể làm giảm căng thẳng của bạn và tăng khả năng chịu đựng đối với chứng căng thẳng mãn tính. Nghe nhạc, thư giãn và cố gắng nghĩ về những điều dễ chịu hoặc có thể là không nghĩ gì cả. Nếu bạn cảm thấy cơ thể nhức mỏi, căng thẳng vào bạn ngày, hãy dành thời gian nghỉ ngơi một chút. Hít thở sâu, hít vào, tạm dừng một giây rồi từ từ thở ra”.

Tập thể dục thường xuyên: “Tập thể dục có thể giúp giảm trầm cảm và lo lắng. Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày có thể có lợi cho cơ thể và cả tinh thần của bạn”.

Ăn uống thông minh: “Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn để kiểm soát năng lượng. Caffeine có thể cung cấp cho bạn một chút năng lượng nhưng sẽ biến mất nhanh chóng”.

Ngủ đủ giấc: “Cố gắng ngủ them nhiều buổi đêm, điều này giúp bạn đối phó với căng thẳng. Hầu hết mọi người cần khoảng bảy tới chín giờ ngủ mỗi đêm.

Đừng cố làm việc quá mức: “Thay vì tìm cách vắt kiệt cả năng làm việc nhiều hơn trong ngày, hãy tìm cách cắt giảm. Khi bạn nói không với một yêu cầu hay cam kết mới, bạn sẽ tôn trọng các nghĩa vụ hiện có của mình và đảm bảo rằng bạn sẽ dành thời gian cho một chất lượng tốt nhất.

Hãy chuẩn bị: “Sẽ có rất nhiều thách thức trong thời gian sắp tới. Dù là chuẩn bị cho một dự án mới ở công ty, hay lập kế hoạch cho buổi họp mặt gia đình, việc chuẩn bị có thể giúp bạn đối mặt vỡi những tình huống căng thẳng một cách tự tin. Nếu cần thiết, hãy dành thêm thời gian để thư giãn. Nếu bạn có nhiều nhiệm vụ cần phải hoàn thành, hãy lập danh sách những việc cần làm và xác định nhiệm vụ nào là quan trọng nhất”.

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực: “Hãy thật tập trung. Hãy nghĩ rằng: Điều này sẽ rất khó khăn nhưng chúng ta có thể làm cho nó hoạt động được. Đặt một vòng xoay tích cực vào những suy nghĩ tiêu cực có thể giúp bạn vượt qua những tình huống căn thẳng”.

Luôn luôn mỉm cười: “Hài hước luôn là cách tuyệt vời để giảm thiểu căng thẳng. Tiếng cười làm giải phóng endorphin – chất tự nhiên giúp bạn duy trì thái độ tích cực. Các nghiên cứu cho thấy tiếng cười có thể có nhiều lợi ích bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tuần haofn và giảm đau”.

Chuẩn bị cho nhóm của bạn: Một khi đã có cách để đối phó với những thách thức hay khó khăn thì đã đến lúc đưa đội ngũ của bạn đi theo đúng hướng. Hãy cởi mở hơn với họ, luôn luôn giữ liên lạc, thể hiện sự tự tế và đồng cảm. Cung cấp cho họ các công cụ để bổ sung và cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức sắp tới qua các bước

  • Tương tác với nhóm của bạn
  • Trao quyền ra quyết định
  • Tận dụng nhân tài
  • Giữ cho đội tiến lên phía trước
  • Chia sẻ thành công

Chuẩn bị cho gia đình của bạn

Nhóm của bạn không chỉ là nhân viên. Gia đình của bạn, có lẽ các thành viên quan trọng nhất trong nhóm cần được đưa vào bất kỳ kế hoạch trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Hãy thông báo và hướng dẫn gia đình bạn về những thách thức và trở ngại mà bạn đang phải đối mặt và trung thực với họ về những lo ngại và hậu quả mà thất bại có thể mang lại. Hãy cùng mang họ đi trên những chặng đường hoặc có thể lấy họ làm động lực để cùng vượt qua khó khăn. Giữ giao tiếp một cách cởi mở và đảm bảo rằng những người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là một phần của con đường phía trước của bạn.

Chuẩn bị cho khách hàng của bạn

Những người hợp tác làm ăn với bạn cũng sẽ phải đối mặt với sự thất vọng nếu doanh nghiệp của bạn không thể phát triển hay tiếp tục giữ vững nguồn cung cấp. Giữ tất cả trong vòng lặp. Giao tiếp với họ bằng mọi cách bạn có thể. Email, thư trực tiếp, inbox, điện thoại, thông báo và cập nhật cho họ biết những gì đã xảy ra và làm thế nào để giúp đỡ họ. Hãy xác định rõ kỳ vọng và ghi nhận ý kiến khách hàng cụ thể. Làm cho họ trở thành một phần của quy trình và giữ cho các đường dây liên lạc rõ rang ngay cả  khi doanh nghiệp của bạn phải đóng cửa tạm thời.

Tăng cường khả năng lãnh đạo của bạn

Cuối cùng, bạn phải trở nên linh hoạt. Là chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp, bạn phải nhanh nhẹn, cởi mở với những khó khăn, thử thách thông qua 8 cách sau:

  1. Chấp nhận thất bại
  2. Đặt giới hạn thời gian cho sự thất vọng
  3. Quản lý điểm mù của bạn
  4. Ít cảm xúc hơn và nhiều thông tin hơn
  5. “Bây giờ sẽ làm gì” là điều cần làm rõ trong thời điểm hiện tại
  6. Tập trung cho công việc sắp tới phải làm
  7. Học hỏi những gì phải học
  8. Cải thiện việc giao tiếp của bạn

NGUỒN: ACTIONCOACH VIETNAM