Mô tả: Cửa hàng nhận ký gửi đa dạng các loại hàng hoá từ Quần áo, giầy dép, phụ kiện, mỹ phẩm … mới cho đến còn sử dụng được. Có thể nhận ký gửi hàng công ty, xả hàng,…sau đây là hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hàng ký gửi.



Cửa hàng ký gửi



Cách thức: Rất đơn giản khách đến ký gửi sẽ nhận phiếu nhận hàng và để lại thông tin và không mất 1 khoản phí nào.


Cửa hàng đồ cũ có nhiệm vụ tư vấn và sàng lọc hàng hóa cho khách để có một cái giá thuận mua vừa bán và đáng với mặt hàng.


Sau đó sẽ đặt ở vị trí thuận tiện để người mua đến tìm các sản phẩm ưng ý, giới thiệu trên các website uy tín để người mua có thể dễ dàng update thông tin hàng ngày !


Có dịch vụ nhận ký gửi hàng tại nhà đối với các khách hàng bận công việc.


Thanh Toán: Thanh toán sau khi bán thành công. từ 20->25 ngày! Nếu mặt hàng không bán được cửa hàng sẽ thương lượng với khách hàng về các chương trình sale off, 1 giá vào cuối tuần. Chi Phí thanh toán tùy theo giá trị mặt hàng từ 10%->25% giá trị sản phẩm bán ra.


Kinh doanh đồ cũ không dễ



Thực ra đây không phải là một ý tưởng kinh doanh mới lạ đã thành công rất nhiều ở nước ngoài, và một số người Việt Nam đã thành công với ý tưởng này như Chợ Tốt, hội chợ Flea Market hay Doanh nhân 9XĐỗ Tuấn Hải nhưng không phải bạn cứ lận lưng vài đồng vốn, vài kinh nghiệm bán hàng ở hội chợ và thế là “tay không bắt giặc, lao vào trận chiến như chỗ không người”. Tin tôi đi bạn sẽ bị dập không thương tiếc đấy. Dưới đây là 1 số những câu hỏi mà ban biên tập nhận được thời gian gần đây:


Câu Hỏi 1:
Chào anh/chị và các bạn,
Em muốn xin ý kiến tư vấn của mọi người về ý tưởng xây dựng một chợ thanh lý đồ cũ. Em có tham khảo và biết ý tưởng này không mới thậm chí đã có nhiều website buôn bán đồ cũ ra đời. Tuy nhiên theo nhận định của em thì chưa có website nào thực sự làm tốt về vấn đề này. Vì vậy rất mong các anh chị và các bạn chia sẻ thêm về ý tưởng này. Cụ thể:


1. Vì sao chưa có bên nào thực sự làm tốt ý tưởng này? Ưu và nhược điểm của ý tưởng?


2. Nhu cầu về thị trường này có lớn không?


Đáp:
1. Hiện nay website bán đồ cũ thì không thiếu, quảng cáo quảng bá cũng mạnh nếu tham gia vào thị trường bạn phải thực sự làm tốt khâu quản lý chất lượng sản phẩm và có chiến lược đầu tư thực sự vào quảng cáo.


Ưu điểm: Nhu cầu của khách hàng chắc chắn là không thiếu: Đồ đẹp, rẻ, độc. Nguồn hàng thì dễ kiếm. Nhiều cá nhân, tổ chức thành công và còn có thể thành công hơn nữa.


Nhược điểm: Thực ra thì kinh doanh doanh đồ cũ thông thường bạn nên có website, bán online lẫn bán offline. Khó kiểm soát được chất lượng hàng hoá, đầu tư lớn về kho bãi, quảng cáo, chi phí quản lý.


2. Nhu cầu về thị trường này như câu trả lời trên.


Câu Hỏi 2:
Tôi cũng đang quan tâm về vấn đề này, tuy nhiên việc mở gặp khó khăn vì tôi hoàn toàn không nắm rõ quy trình. Nên giờ mạo muội hỏi quy trình hay làm như thế nào để kinh doanh đồ cũ được.


Đáp:
Những việc bạn cần làm như sau:


1. Đầu tiên bạn cần 1 web bán hàng online thật tốt và làm thương hiệu thật tốt cho nó. Cái này không khó lắm. Có tiền và ý tưởng là OK. Không thiếu những đơn vị quảng cáo web bán hàng miễn phí.


2. Thứ 2 bạn phải có 1 ware house (nhà kho) thật rộng. Đáp ứng nhu cầu bảo quản. Giao thông thuận tiện. Cái này khá tốn tiền đầu tư.


3. Thứ 3 bạn phải có 1 đội ngũ chuyên gia để thẩm định chất lượng và ấn định giá sản phẩm. Kèm theo đó là 1 xưỡng nhỏ để tân trang, phục chế…và nhân sự phù hợp. (cái này khá phức tạp, tuy nhiên nếu bạn làm tốt thì đây sẽ là 1 đặc trưng của bạn)


Câu hỏi 3:
Tôi cảm thấy đồ cũ là 1 thị trường rất có lời tuy nhiên tôi băn khoăn là làm sao để khảo sát được chất lượng của sản phẩm cũ và định giá được mặt hàng?


Đáp: Nếu nói về đồ cũ thì có triệu triệu món đồ cũ có thể thanh lý và rất nhiều sp khác biệt nhau về đặc tính sử dụng, độ bền, … điều này ảnh hưởng rất lớn đến kĩ thuật bảo quản tại warehouse.


- Xét trên khía cạnh thanh khoản khi đem đồ cũ ra thanh lý, xin chia đồ cũ thành 2 loại:


+ Nhu cầu trung bình, thanh khoản thông thường: hàng điện máy, xe máy, điện thoại,….—> có rất rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào ngành này với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm (CH điện máy, Thế giới di động,…)


+ Nhu cầu cao, thanh khoản cao: quần áo, phụ kiện, … —> nhu cầu thường xuyên bị cạnh tranh lớn, phân khúc rộng, chi phí quản lý


+ Nhu cầu thông thường, độc, thanh khoản thấp: Bàn ghế cũ, dụng cụ làm vườn, giường, tủ,… —> Nhu cầu ít –> chi phí lưu kho cao + lợi nhuận thấp.


Giảm giá để thu hút khách



Trên đây chỉ là một số trả lời của ban biên tập. Mong độc giả đóng góp thêm ý kiến.
Khánh An


Nguồn: Mở shop online
tổng hợp