Bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng phải chịu những cơ hội và thách thức trong quá trình hình thành và phát triển, với doanh nghiệp SMEs cũng vậy, đặc biệt là trong thời điểm ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường.

hình ảnh

Khái niệm SME (SMEs)

Doanh nghiệp SME hay SMEs được viết tắt bởi cụm từ Small and Medium Enterprise và được hiểu là doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ (về vốn, nhân sự, người lao động và doanh thu).

Hiện nay, các doanh nghiệp SME (SMEs) được mở ra ngày càng nhiều để giải quyết các nhu cầu việc làm cũng như phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê năm 2015, số lượng các doanh nghiệp SME (SMEs) chiếm tới trên 96% thị trường và tạo ra trên 50% tổng số việc làm tại các nước ASEAN. Ngoài ra, SMEs cũng đóng góp từ 30 – 53% tổng thu nhập GDP.

Vai trò của doanh nghiệp SME

Các doanh nghiệp SME đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. Cụ thể, SMEs có nhiệm vụ:

Xem thêm: Những lý do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại

Giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao khả năng phát triển kinh tế xã hội

Như GoSELL đã đề cập ở trên, số lượng doanh nghiệp SME khổng lồ đã giúp giải quyết được trên 50% nhu cầu công ăn việc làm trên thị trường. Nguồn lao động và sản phẩm được tạo ra từ các doanh nghiệp SME cũng sẽ đẩy mạnh khả năng phát triển kinh tế xã hội.

Làm cho nền kinh tế năng động

Với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, các công ty SME có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, trình độ cao

Các doanh nghiệp SME tạo ra môi trường tốt cho các nhà kinh doanh thỏa sức phát triển bản thân. Bản chất của các doanh nghiệp SME làm cho các nhà kinh doanh cảm thấy tự do hơn, năng động hơn nhưng cũng không thiếu các nhà kinh doanh có trình độ cao.

Giúp nâng cao GDP quốc gia

Các doanh nghiệp SME đóng góp từ 30-53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19% - 31% trong tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Thuận lợi và khó khăn 

Thuận lợi

Với nguồn nhân lực dồi dào, doanh nghiệp SME sẽ không quá đau đầu trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Cùng với đó là khả năng tiến ra thị trường cũng không quá khó khăn dựa trên nhu cầu của khách hàng với mặt hàng mà các doanh nghiệp SME kinh doanh, sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường. 

Thời kỳ hội nhập hóa giúp cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp SME lớn hơn. Các doanh nghiệp này cũng có khả năng vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường. Ngay cả trước những biến động thì khả năng điều hướng cũng dễ dàng hơn.

Khó khăn

Khó tiếp cận nguồn vốn: Nhiều doanh nghiệp SME liên tục gặp khó khăn trong việc thuyết phục các tổ chức tín dụng hay ngân hàng cho vay vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng vay ồ ạt để giải quyết một vấn đề với hy vọng lấy doanh thu bù lại nhưng không thể. 

Khó tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu: Việc hội nhập công nghệ cung ứng giúp doanh nghiệp có thể quản lý cạnh tranh cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất thấp kèm bất lợi trong thiếu hụt nhân lực khiến SME liên tục phải chịu đương đầu với việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội kết nối với các doanh nghiệp FDI. 

Lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp: Có thể nói, các lãnh đạo doanh nghiệp SME chưa thực sự đầu tư kinh phí cho việc triển khai chiến lược Marketing cho thương hiệu, sản phẩm khiến việc cải thiện doanh số chưa thực sự hiệu quả. Cùng với đó là vướng mắc về cơ chế thông tin, hạn chế trong nguồn lực và công tác quản trị.

Lãnh đạo chệch hướng: Nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp SME chưa có năng lực lãnh đạo phù hợp  cũng như chưa có định hướng rõ ràng mà điều này có thể khiến việc điều hành không thực sự hiệu quả. Về lâu dài, tinh thần này có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần của nhân viên và đến một thời điểm nào đó, doanh nghiệp sẽ phải nhìn nhận lại hướng đi của mình.