Chào các bố các mẹ.


Sau khi em đọc bài báo này thì em nghĩ ngay các phương án bảo vệ các con. Và cách tốt nhất, logic nhất là các bố các mẹ cung cấp tên, địa chỉ các nhà trẻ, mầm non có những "thủ đoạn" hành hạ các con, để mọi người tự biết phải làm thế nào để bảo vệ các con của mình.


Và đồng thời, các trường sẽ phải có những ứng xử phù hợp nếu còn muốn kinh doanh giáo dục.


Hy vọng không có trường nào nằm trong danh sách đen này!


====


Bài báo về sự đối xử tệ hại tại 1 số trường:


http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Doi-song/2010/05/3BA1B88F/


Nỗi buồn của mẹ khi con đi nhà trẻ


Hai vợ chồng tôi tránh nhắc đến chữ "tã" vì mỗi lần nghe là bé khóc và lại nói: "mẹ, mặc tã, ... sợ.. cô giáo la...". Cả đêm cháu cứ giật mình khóc và lập lại câu nói đó.


Sau Tết Nguyên Đán, do chị giúp việc về quê rồi không trở lại, vừa đi làm vừa chăm hai thằng cu -một đứa đang học lớp một và cu con 20 tháng - thật là không ổn. Vợ chồng tôi quyết định cho cu con đi nhà trẻ.


Theo tư vấn của những người trong xóm, chúng tôi quyết định gởi cháu vào lớp mầm non tư thục gần nhà và cũng thuận đường đưa đón mặc dù học phí nơi này cao hơn các nơi khác từ 300.000 đến 400.000.


Tuần đầu tiên, tôi đưa cháu đến trường, cô chủ trường cũng là cô giáo dạy trẻ hỏi về cân nặng của cháu tôi đưa cô giấy khám sức khoẻ mà tôi chuẩn bị sẵn (cô không yêu cầu). Đọc xong cô bảo: "Thằng nhỏ này ốm nhom nè sao mà 10 kg được, 8 kg thôi, cân ở Nhi Đồng lúc nào cũng cao hơn 2 kg hết". Nói xong cô ghi vào sổ - 8 kg. Tôi định đính chính thì phụ huynh bên cạnh nói nhỏ: "Cứ để ghi ,cãi là con em " lãnh đủ"." Thế là tôi im lặng chấp nhận con mình ...8kg. Cô lại tiếp: "cháu nó còn nhỏ mỗi ngày phải mang theo tã cho cháu để cháu đi tè tùm lum".....


Ngày cuối của tuần đầu tiên, có lẽ do ăn lạ món tôi hay nấu ở nhà, bé bị tiêu chảy hết 2 ngày. Thứ hai vào, tôi báo với cô tình hình của cháu nhờ cô theo dõi, cô phán: " Lỗi chị ở nhà cho ăn tùm lum hết bị tiêu chảy là phải rồi. Chị đừng cho ăn sữa chua nữa hư bao tử hết". Tôi cũng không biết trả lời sao và cảm thấy lo lắng về ngôi trường này. Nhưng nghỉ việc cả 2 ngày mà không tìm được chỗ nào nhận bé, đành..."cố lên con ạ".


Do tôi đi làm sớm nên ông xã nhận nhiệm vụ đưa đón cháu. Sau một tuần tôi được nghỉ phép nên tranh phần đưa đón. Hôm đó cháu khóc không chịu vào lớp thế là chiều về cô giáo bảo: "Từ nay về sau chị đừng có đưa nó đi học nữa. Chị đưa nó đi nó nhớ mẹ khóc suốt ngày nghe mệt quá" . Tôi cũng chỉ cười chưa quan tâm đến câu nói đó. Hai hôm sau, ba đi công tác, thế là tôi đưa cháu đến trường. Vừa bước vào cửa cô giáo bảo: "Đã nói rồi, chị đừng đưa nó đi hôm nay nó khóc suốt nữa". Tôi đính chính là ba không có nhà, cô ta lại khó chịu "thì nhờ chị hàng xóm có con đang học cùng đưa đi. Từ nay về sau chị đừng có đưa nó đi học nữa". Nói xong cô lạnh lùng quay đi. Về nhà cứ ấm ức: Sao tự nhiên mình bị "tước quyền làm mẹ vậy". Nhưng cuối cùng lại phải nghe lời cô dạy: không đưa con đi học vì không còn cách nào khác hơn.


Thời tiết ngày càng nóng, mỗi ngày nhìn hai mông của con ửng đỏ và nổi đầy mụn nước vì mặc tã thật tội. Sau một tuần nhìn con khó chịu vì ngứa, chúng tôi đến gặp cô "xin bỏ tã" cho cháu . Cô miễn cưỡng đồng ý. Chiều hôm đó đón về vừa gặp mẹ cháu khóc ầm lên " mẹ, mẹ, ...tã...tã...cô la... sợ" (cháu mới biết nói). Tối đó cháu sốt và cả đêm cháu cứ giật mình khóc và lập lại câu nói đó. Sáng hôm sau, vừa thấy giỏ đi học cháu lại khóc thét lên "mẹ, mẹ, ...tã...tã..cô la..sợ" . Tôi cố giải thích là "mẹ chở đi khám bệnh" nhưng cháu vẫn khóc cho đến khi tôi quay vào nhà. Từ đó hai vợ chồng tôi tránh nhắc đến chữ "tã" vì mỗi lần nghe là bé lại khóc và lại: "mẹ, mặc tã, ... sợ.. cô giáo la..." ...


Đến nước này thì tôi không còn cam đảm cho con đến trường nữa. Tôi không còn phải lựa chọn giữa công việc và con vì tôi đã quyết định ở nhà chăm con cho cháu qua cơn hoảng loạn.


Tôi kể việc này ở đây để chia sẻ với các mẹ chuẩn bị đưa con đến trường. Tôi cũng mong rằng những ai đã chọn nghề dạy trẻ hãy yêu thương trẻ như con mình vì đứa trẻ nào dù con nhà nghèo hay nhà giàu đều cũng là khúc ruột của cha mẹ nó. Những đứa bé đau một thì đấng sinh thành của nó đau gấp vạn lần.


Fanta


=================


http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Doi-song/2010/05/3BA1B8F5/


Con tôi cũng bị ngược đãi tại trường mầm non


Sau 3 tuần đi học thì cô trả bé vì cho rằng bé bị bệnh tự kỷ. Hai vợ chồng mình mang con đi khám bác sĩ tâm thần thì được biết bé chỉ bị ức chế tâm thần, có thể do bị ngược đãi tại trường mẫu giáo.


> Nỗi buồn của mẹ khi con đi nhà trẻ


Khi đọc bài này mình bỗng nhớ đến khi con gái mình 18 tháng tuổi. Nhà thì có điều kiện, mình không làm gì có thể giữ con. Nhưng do bé quá nhút nhát và vẫn chưa biết nói mọi người khuyên mang đi nhà trẻ cho bé có bạn và lanh lợi hơn. Do đó bé được đưa qua nhà trẻ tư thục gần nhà. Do chỉ là nhà trẻ nhóm trẻ nên cách quản lý rất có vấn đề.


Thứ nhất là không cho mẹ vào lớp con, mẹ chỉ được đưa con đến trước cổng trường mà thôi. Thứ hai là do bé đang trong giai đoạn bỏ tã. Mình bảo cô giáo là không muốn cho bé mang tã, vậy là thái độ cô giáo gần như bực bội. Sau đó thì khi mình rước bé về nhà , chỉ cần bước vào nhà là bé bắt đầu tè .. bé đái dài, dài từ ngòai nhà vô đến trong nhà. Và khi bé đái thì bé chỉ vào vũng nước đái, vừa chỉ vào mẹ, vừa bứt tóc , vừa tự tát vào mặt mình.


Sau đó bé trở nên rất dữ và sợ đến trường. Nhưng cô giáo an ủi mình rằng do bé lạ trường. Trước đó ở nhà , bé rất thích chơi nước và thích có bạn. Nhưng sau khi đi học được 1 tuần thì không có cách nào tắm được cho bé. Chỉ cần nhìn thấy nước hay dẫn bé vô nhà tắm thì bé khóc thét lên, co rúm người lại và bắt đầu tự bứt tóc và tự tát vào mặt mình. Nhất là khi chuẩn bị gội đầu , chỉ cần đưa ca nước đến gần thì bé tự đập đầu mình vào tường.


Sau đó nữa thì dẫn bé đi học bé chỉ la hét ở nhà. Nhưng vừa đến cổng trường thì im thin thít và không có 1 phản ứng gì. Và vẫn tiếp tục đái khi về nhà. Nhưng biểu hiện nặng hơn là khi thấy người lạ thì bắt đầu chui vào gầm ghế, gầm bàn mà trốn. Khi ăn thì tự mình nắm tóc mình nhấn đầu mình vào tô cơm và trở nên cực kỳ hung dữ.


Sau 3 tuần đi học thì cô trả bé vì cho rằng bé bị bệnh tự kỷ. 2 vợ chồng mình mang con đi khám bác sĩ tâm thần thì được biết bé chỉ bị ức chế tâm thần, có thể do bị ngược đãi tại trường mẫu giáo. Có thể cô giáo không cho bé đái, hoặc mỗi lần bé đái thì bị dội nước, hoặc bị cô kêu các bạn chế giễu... nên bé có những biểu hiện tương tự. Tuyệt nhiên bé của mình không hề bị tự kỷ gì hết.


Sau đó thì mất gần 2 năm để bé trở nên vui vẻ yêu đời trở lại và cuối cùng bé cũng đến trường lần đầu tiên 1 lần nữa. Giờ thì mình gửi bé tại trường Quốc Tế, tuy có hơi đắt tiền nhưng bé rất hạnh phúc và vui vẻ. Ngày nào cũng muốn đi học và bây giờ bé rất lanh lợi và thông minh. Và bé đang chuẩn bị lên lớp 1 rồi.


Do đó, việc đi học khi bé chưa biết nói rất quan trọng , vì nó ảnh huởng đến sự phát triển tâm thần của bé sau này. Mong các mẹ lưu tâm.


Mỹ Linh


====


Bạn em là cô giáo dậy trẻ


Xin chào các anh chị, em tuy không phải là một người phụ nữ đã lập gia đình và có con đi nhà trẻ nhưng có lẽ em hiểu những gì xảy ra ở cả nhà trẻ công lập, dân lập hay tư thục nhiều hơn các anh chị bởi lẽ có một điều đơn giản: em sống cùng nhà với một người bạn đang đi dậy nhà trẻ. Buổi tối em và bạn em thường hay tâm sự và thực sự em rất hãi hùng vì nhà trẻ và các cách dậy con của các mẹ ở trường.


Chỉ cần kể một số những ví dụ đơn giản thế này các chị cũng có thể hiểu


- Không cho con đi vệ sinh, đứa nào đi đòi đi vệ sinh sẽ mắng rất ác


- Không chăm sóc đến giờ ngủ của các con, có trường hợp một bé bị lên cơn động kinh gần tắt thở đến nơi may mắn có một cô tỉnh dậy đi vệ sinh phát hiện ra(còn nếu kô thì...)


- Bố mẹ mang con tới trường hỏi vì sao con tôi bị thâm tím thì ngay sau khi bố mẹ ra khỏi trường đứa bé được dắt lên trước lớp và nói: " từ nay cấm các con được chơi với bạn này" (vậy thử hỏi có đứa nào dám về nhà mà phô bố mẹ)


- Bữa ăn giả sử 10k thì các con chỉ được ăn tầm 5k là cùng


- Các bố mẹ cũng khỏi phải gửi sữa tới cho con đâu vì con không bao giờ được uống cả, chỗ sữa và bánh kẹo đấy thử hỏi đi đâu?


- Các bố các mẹ gần đây cứ tưởng gửi con vào tư thục có quay camera thì tưởng là an tâm nhưng các bố mẹ có nghĩ đến nhà WC có camera hay kô? và cô thì làm gì trong đấy với các con?


Còn vô vàn những thứ khác nữa, các cô mới ra trường như bạn em thì vẫn còn rất rất tâm huyết với nghề, vẫn còn thấy yêu thương lũ trẻ, nhưng tới lớp dậy, các bậc đàn chị làm như thế mà mình không làm như thế thì sẽ bị ghét, bị tẩy chay rồi cũng chả mấy mà tha hoá. Thực sự vì em biết quá nhiều thực trạng về nhà trẻ nên em vô cùng hoang mang, kô hiểu có nên cho con mình đi nhà trẻ không nữa


( abc )


=============