Nghe Tùng Dương chê "Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với Bolero thì đúng là một sự thụt lùi", em hơi “sốc”. Tuy không phải là fan cuồng Bolero nhưng em trân trọng vẻ đẹp của dòng nhạc này. Ca từ, giai điệu nhẹ nhàng đầy chất thơ của Bolero rất dễ đi vào lòng người khiến ai đã trót yêu thì chung thủy khó rời.






Không thể phủ nhận thời điểm hiện tại Bolero đang rất “hot”, phủ sóng rộng khắp từ các show âm nhạc trên sóng truyền hình đến các liveshow của ca sĩ. Cũng không ngoa khi nói Bolero đang “hồi xuân” mạnh mẽ không thua gì thời hoàng kim của nó nhiều thập kỷ về trước. Vì vậy, đối với những khán giả thật sự yêu mến Bolero và những nghệ sĩ đã gắn bó cả đời mình với dòng nhạc này thì nhận xét của Tùng Dương như một “gáo nước lạnh” dội thẳng vào mặt họ.



Tuy nhiên, theo em thấy Tùng Dương có lý lẽ riêng để bảo vệ quan điểm của mình. Bằng chứng là bây giờ cứ mở TV, youtube, thậm chí ra phòng trà, quán café nhạc là thấy bolero. Nhiều ca sĩ bỏ dòng nhạc sở trường để thử sức với Bolero như một cách kiếm tiền thức thời chứ chưa hẳn vì đam mê hay yêu thích thật sự. Thật khó có thể tin rằng một ca sĩ hát nhạc trẻ, khởi nghiệp bằng niềm đam mê nhạc trẻ lại có thể nhanh chóng thay đổi phong cách âm nhạc của mình. Việc chạy theo trào lưu khiến nhiều ca sĩ trẻ hiện nay không thể hiện được tinh thần của dòng nhạc Bolero, làm giảm giá trị của dòng nhạc này. Thay vì tiếp tục gắn bó với dòng nhạc sở trường của mình, nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo như cách Tùng Dương làm để tạo chỗ đứng cho mình thì nhiều ca sĩ bây giờ lại mù quáng chạy theo Bolero.



Tùng Dương thẳng thắn chia sẻ: "Tôi bị dị ứng! Các ca sĩ trẻ hiện nay đang làm dòng nhạc này bị biến đổi, không còn tinh thần như ban đầu nữa.Những bài hát não nề, buồn đã được những nghệ sĩ như chị Hương Lan, anh Chế Linh, Ngọc Sơn,… hát rất hay, rất tình tứ, mang lại diện mạo của thời điểm nào đó. Nhưng bây giờ, mọi người lại chạy theo trào lưu, thích bolero nên cứ cố để hát sao cho giống những người đi trước, nhưng họ hát không ra chất, không ra được những tinh thần nổi bật như thế".




Tùng Dương thể hiện gu âm nhạc lẫn phong cách khác biệt từ lúc mới đi hát


Em cũng công nhận Tùng Dương có gu âm nhạc riêng và rất tâm huyết với nó, anh không ngừng sáng tạo và thể hiện dấu ấn cá nhân trong các ca khúc của mình một cách nghiêm túc. Anh luôn tìm tòi cái mới để đưa vào nhạc Việt, làm đa dạng nền nghệ thuật nước nhà và bắt kịp thế giới, thay vì quẩn quanh với những thứ vàng son kinh điển. Suốt 15 ca hát, Tùng Dương đã ghi dấu tài năng của mình qua nhiều ca khúc được khán giả và giới chuyên gia đánh giá cao như Chiếc khăn Piêu, đặc biệt là album Li ti.







Anh luôn thể hiện dấu ấn cá nhân trong mọi ca khúc


Song, không phải là một ca sĩ vô danh, hơn nữa tuổi đời và tuổi nghề không nhỏ, em nghĩ Tùng Dương đủ hiểu biết để hiểu được ranh giới của thể hiện cá tính và hạ bệ một dòng nhạc rất mong manh. Và anh phải đoán trước phát ngôn của mình sẽ nhận phải ứng gay gắt của khán giả, thâm chị chỉ trích, ném đá anh.



Dẫu vậy, anh vẫn chấp nhận đi ngược dòng dư luận để khẳng định “cái tôi” của mình. Anh vẫn kiên quyết "Mọi phát ngôn của tôi trước giờ đều xuất phát từ lương tâm và trái tim mình, chứ không phải một sự hồ đồ".




Và cháy hết mình trên sân khấu


Em rất tán đồng quan điểm của một tài khoản facebook mang tên Hồng Hải. Anh đã đã thẳng thắn chia sẻ về phát ngôn của Tùng Dương thu hút hàng ngàn lượt bình luận của cộng đồng mạng.



“Chuyện Bolero



Trước hết, phải nói hai điều.



Thứ nhất, tôi thích bolero và khuya nào cũng nghe hai ba bài để vỗ giấc.



Thứ hai, tôi không thích Tùng Dương và âm nhạc của cậu ấy.



Nhưng, tôi thấy Tùng Dương nói không có gì sai sau khi đọc thật kỹ bài trả lời phỏng vấn của cậu.



Thật ra, bolero chỉ đơn giản là một điệu thức, nâng nó lên thành dòng-nhạc, tôi thấy hơi quá. Ở miền Nam trước 75, thị hiếu âm nhạc cũng đã rất rạch ròi. Bolero của Trúc Phương, Minh Kỳ, Châu Kỳ, Hoài Linh, Vinh Sử, Trần Thiện Thanh,... rất được lòng giới bình dân. Tầng lớp trí thức sẽ có những lựa chọn khác hơn với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An,... Và dĩ nhiên, vì dễ nghe dễ hát dễ hiểu nên bolero sẽ có sức sống mạnh mẽ trong lòng tầng lớp bình dân, tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (đến tận hôm nay).


Tôi vẫn cho rằng dù còn sống, còn hay, còn được đón nhận bởi số đông thì bolero cũng đã là kỷ niệm. Mà kỷ niệm, nuôi nó thế nào, là cách riêng của mỗi người nhưng rõ ràng, để kỷ niệm vồ vập lấn át cả những cái hay cái đẹp của hiện tại, là điều không ổn.



Hãy cho tôi tên của một bài bolero bất kỳ, tôi sẽ cho bạn biết tên tác giả, giai đoạn sáng tác hay thậm chí cả những câu chuyện đằng sau nó. Nói điều này để thấy rằng tôi dành nhiều thời gian cho nó đến nhường nào. Nhưng điều này không có nghĩa là nó thực sự đáng để tôn sùng như đỉnh cao của âm nhạc. Trong nghệ thuật, nhiều khán giả không có nghĩa là thứ ấy có giá trị.



Quay lại Tùng Dương, người luôn cho mình trọng trách cứu-rỗi-âm-nhạc. Dù không thích không nghe nhưng tôi vẫn cho rằng đó là một nghệ sĩ tài năng và bản lĩnh. Cũng có thể vì bản lĩnh và cá tính quá nên những điều cậu nói hơi nghịch nhĩ số đông chỉ thích nghe những lời thảo mai. Điều này nên hay không, cậu đủ lớn để biết. Khi Pablo Picasso chê bai dòng hội hoạ tả thực, ông ấy cũng bị trách nhiều lắm đó thôi. Nhưng đó là trách, chứ không phải những cuộc đấu tố rầm rộ bằng đủ những ngôn từ hạ đẳng mang tính công kích cá nhân như cách của những người nhân danh yêu-bolero đang làm, với Dương.



Nhắc lại, tôi hoàn toàn không thích con người Tùng Dương lẫn âm nhạc của cậu ấy nhưng nghệ thuật cần những cá tính như vậy, rất cần.



Và, cứ mở tv hay youtube lên là thấy ngập tràn bolero. Điều này chẳng liên quan gì đến việc tiến hay lùi nhưng rõ ràng, nó cho thấy gout thẩm mỹ của giới trẻ hiện nay đang có vấn đề. Hãy cứ yêu bolero theo cái cách ông bà cha mẹ chúng ta đã yêu nhưng nên nhớ, đó chỉ là kỷ niệm.



Chúng ta, chỉ cần mở lòng ra một chút, sẽ thấy âm nhạc hiện đại còn nhiều cái hay cái đẹp để rung cảm và nâng tầm mình lên lắm.”



NSND Trung Kiên cũng tán đồng quan điểm của Tùng Dương. Anh cho rằng:



“Việc phát triển mạnh Bolero trong thời đại này là không nên vì nó không mang đến những quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc tích cực cho khán giả.



Thật sự tôi cũng không hiểu tại sao lại gọi đó là Bolero. Theo tôi đấy là một biến tướng của nhạc vàng, loại nhạc có thời kỳ nước ta phải hạn chế vì nó mang lại những tình cảm ủy mị.



Không phải cái ủy mị trong sáng, mà là một thứ ủy mị vàng vọt. Tôi không thích. Là người giảng dạy và tổ chức nhiều chương trình, tôi không nói như Tùng Dương rằng nó làm đẩy lùi nền âm nhạc.



Nhưng tôi thấy nó có cản trở quan điểm của khán giả, làm lệch quan điểm của một số thanh niên. Tôi không ủng hộ và thực ra tôi nghĩ cũng không nên phát triển mạnh nó".




NSND Trung Kiên có cùng quan điểm với Tùng Dương


Trước đó, Tùng Dương nhận phải chỉ trích gay gắt của Đàm Vĩnh Hưng. Mr. Đàm còn cho rằng "Tùng Dương không hát được, sợ miếng cơm lung lay mới nói hát và nghe Bolero là thụt lùi". Anh còn bóng gió nói: “Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng phát ngôn này là sự cạnh tranh không lành mạnh trong âm nhạc hoặc ai đó cố tình gây chú ý cho dự án của họ".



Tuy nhiên, Tùng Dương vẫn điềm đạm đáp lại rằng anh vẫn tôn trọng Bolero và nhận thức rõ về năng lực, vị trí của mình khi tự thấy không thể hát và không muốn hát nó. Chỉ có điều, cá tính quá mạnh khiến phát ngôn của Tùng Dương trở nên hơi gai góc, thẳng thừng, dễ gây đụng chạm tới nhiều nghệ sĩ và khán giả của dòng nhạc này, khiến họ tự ái.


Đàm Vĩnh Hưng: "Tôi nắm trong tay bằng chứng Tùng Dương khinh miệt chúng tôi"


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/08/iIWeohQxIS-480x270.jpg



Mời xem thêm:



Hé lộ bí mật "hết hồn" của “Tiểu tiên cá” Ánh Viên - cô gái VÀNG của nền thể thao Việt Nam!


Phụ nữ à, hãy dùng chân mà đạp cửa xông ra, đừng để nghe câu “Cô ở nhà có làm gì đâu, toàn tôi phải đi kiếm tiền mang về”!


Có một Quyền Linh luôn “sống như những đóa hoa” giữa muôn trùng những số phận cơ cực, anh luôn gắn với cái nghèo bởi vì...