TRI ÂN THẦY CÔ

Có lẽ, đó là đạo hạnh xuyên suốt cuộc đời mỗi người học trò biết trân trọng, ghi nhớ công ơn Người Thầy, Người Cô đã dạy dỗ, trang bị cho chúng ta những bài học về đạo đức làm người, những kiến thức muôn màu để hôm nay chúng ta tự tin bước vào đời, sống có nghĩa với gia đình và hữu ích trong xã hội.  

Có một lần, tôi hữu tình bắt gặp một bài viết có tựa đề “Vết xướt”. Đó là lời tự sự, kiểm điểm, ân hận về lỗi lầm xưa của bạn ấy với Cô giáo chủ nhiệm 3 năm cuối cấp của mình. Lỗi lầm đó không ghê gớm, cũng chẳng gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng làm bạn ất thường xuyên nhớ đến và cảm thấy xấu hổ khi mình đã không nói được lời xin lỗi với Cô Giáo của mình... Thông qua bài viết này, bạn ấy đã trải lòng, nói lời xin lỗi muộn màng và mong muốn các bạn học trò nhỏ đừng đi theo vết xe đổ của mình... “Nếu trước đây, bạn trực tiếp nhận lỗi, xin lỗi Thầy, Cô Giáo khi mình phạm lỗi, thì suốt thời gian qua, mình không phải thầm hổ thẹn mỗi khi nhớ đến, mỗi khi có việc làm mình liên tưởng và đặc biệt vào mỗi dịp mùa hiến chương Thầy Cô Giáo 20/11...

Đó là một kỷ niệm đượm buồn xảy ra vào năm học cuối cấp... Từng 11 năm liền là học giỏi, chăm ngoan, vậy mà bước vào năm 12, mình sa sút hẳn. Mình không thể tập trung học tập như trước khi gia đình làm ăn sa sút, ba mẹ suốt ngày cãi nhau... Cô giáo đã chủ nhiệm mình từ năm lớp 10, nên Cô giáo không khỏi ngạc nhiên, ái ngại. Cô nhiều lần ân cần, hỏi hanh, nhưng mình đã tránh né, không chia sẻ với Cô sự thật. Vì vậy, Cô đã không cam lòng, phát giấy mời phụ huynh cho mình. Rất lo sợ, hoang mang, cuối cùng mình đã vo bỏ giấy mời vào sọt rác và nói dối Cô: “Thưa Cô, Ba Mẹ con đã đi Đak Lak, nên không đến được ạ!”. Cô Giáo đã tin mình nên không kiểm tra lại... Sau đó, sự dằn vặt, bất an canh cánh, mình đã cố gắng hết mình và nâng dần kết quả học tập, nên nỗi lo lắng của Cô cũng vơi dần và Cô không còn bận tâm đến việc mời phục huynh nữa...

 Tưởng chừng sự hoang mang ấy được tháo dở, thế nhưng có một ngày đẹp trời cuối tuần, Cô Giáo và Mẹ đi chợ gặp nhau, sự nối dối của mình đã tỏ tường... Viết “Vết xướt” là đối mặt với chính mình, là ít nhất một lần mình dũng cảm phơi bày tội lỗi ấy. Bởi tấm lòng độ lượng của Cô Giáo, tình yêu bao dung của Mẹ, cả hai không một lời rầy la mình. Sau cuộc gặp chớp nhoáng với Cô Giáo hơn 1 tháng sau, cũng chính ngày Nhà Giáo (20/11 năm ấy), Mẹ mình mới chợt nhớ lại và kể ra... Vậy là nỗi niềm ấy đã rong ruổi theo mình suốt nhiều năm qua, nhất là vào dịp Ngày Hiến chương Nhà giáo như nhắc nhỡ, để hoài niệm, để tri ân...

Xấu hổ với Cô giáo, yêu quý và kính trọng Cô hơn nên mình đã rất cố gắng học tập tiến bộ hơn trước, nhưng bởi bản ngã (cái tôi) mạnh hơn, điều khiển, nên mình đã bỏ mất cơ hội và mãi đến bây giờ, mình chưa một lần xin lỗi Cô về sự sai phạm này. Đến khi mình thật sự muốn tha thiết xin lỗi Cô, thì Cô đã ra đi mãi mãi vì căn bệnh K phổi quái ác... Mình vẫn còn đây với nỗi lòng thổn thức, ngậm ngùi và trưởng thành trong tình yêu thương cao cả ấy...  Mình chọn con đường nối nghiệp Cô và mong muốn chia sẻ câu chuyện này, để mỗi chúng ta biết trân quý hơn đạo hạnh trong cuộc sống. Được nói lời xin lỗi khi sai cũng là một điều hạnh phúc. Với những thành tích tốt trong học tập, trong cuộc sống, hay với những trắc trở, trăn trở trong hành trình ta đi đều là những hành trang vô giá. Đặc biệt, thực hành hạnh tri ân với đấng sinh thành, với Thầy Cô giáo và khiêm hạ với tất cả những mối nhân duyên trong cuộc đời này, luôn là nền tảng để chúng ta trưởng thành.

Có thể nói, câu chuyện “Vết xướt” của Cô giáo ấy, dễ thương, thoáng buồn và nó đã đánh thức tâm tư của nhiều thế hệ học trò. Có ngậm ngùi, có áy náy, có mỉm cười,... là cảm xúc mà câu chuyện mang đến cho người đọc. Song, nếu chiêm nghiệm, thấu đáo, nó là một bài học lớn, thấm thía không chỉ về lòng tri ân dành cho Thầy Cô Giáo. Biết nhận lỗi, biết xin lỗi, kịp thời đúng lúc, bằng tinh thần học hỏi, lắng nghe và trang trải lòng, là hạnh lành giúp mỗi chúng ta bước đi nhẹ nhàng hơn, thêm tự tin, kiên cường để vượt qua những khó khăn chướng ngại trong cuộc sng và trong công việc. Và cũng nhắc nhở chúng ta đừng để lời xin lỗi ấy trở nên muộn màng với người đã yêu thương tin tưởng mình.

Dẫu cuộc sống vẫn còn những người sông tệ bạc như những thành ngữ không hay như: “lừa thầy, phản bạn”, “lấy oán trả ơn, bất nhân, vô hậu”,...  Những chắc chắn trong cuộc đời này, không ai có thể thành công trên nhiều phương diện, đươc nhiều người tôn kính mà thiếu đi nền tảng đạo đức căn bản như lời Ông Cha đã dạy từ ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “không Thầy đố mày làm nên”, “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,...

Hôm nay, đã là những bậc phụ huynh, chúng ta càng thấm thía hơn thành ngữ mang tính giáo dục cao: “Muốn sang thì bắt cầu kiều- Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”...

ThuLily