Gần đây, khi câu chuyện lạm dụng tình dục ở trẻ em nhận được một sự quan tâm rất lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, chúng ta chứng kiến một điều rằng chưa bao giờ người ta lên tiếng một cách mạnh mẽ như vậy để phản kháng lại một hành động vô nhân tính. Không biết có phải vì lí do này không khi mà hàng loạt câu chuyện: Mình đã từng bị ấu dâm trong quá khứ nối tiếp nhau được kể ra. Có một điểm chung trong các câu chuyện được kể lại là “người bị hại” hoàn toàn không nhận thức được là mình đã bị lạm dụng.



Đó là một khía cạnh khác, nhưng có một điều đáng buồn và tức giận hơn là chính nạn nhân phải chịu những lời chê trách từ xung quanh. Đây có lẽ là một lời kể trong nhiều trường hợp không ai can đảm để nói ra:



“Tớ từng bị một bà già đi qua và hét lên “Ngực mày to quá, đồ con đ*”. Lúc ấy tớ mới 14. Người ta cho tớ một cái mác, cơ thể của tớ không khác gì miếng mỡ lợn bị cân đo ra giá.


Chuyện bị sàm sỡ, và nỗi đau đớn tủi nhục khi phát hiện ra mình từng bị lạm dụng, có lẽ không tệ hại bằng những gì sau đấy – đổ lỗi cho nạn nhân (victim-blaming).


Mẹ tớ, và những người xung quanh, khi nghe mình kể chuyện mình bị sàm sỡ, nói rằng: Đó là tại con. Vì tớ ăn mặc như thế. Đi lại ở những nơi như thế. Bọn đàn ông sẽ thích sàm sỡ những đứa như thế. Lần sau đừng làm vậy.



Một lần nọ, tớ được biết rằng một người bạn khác của tớ cũng trải qua trường hợp tương tự. Tớ òa ra. Nỗi ám ảnh, sự sợ hãi suốt bấy nhiêu năm rằng mình là nạn nhân duy nhất, một kẻ dị thường, một sự thiếu may mắn, tất cả ùa ra. Và tớ bắt đầu thông cảm cho bản thân hơn.


Nhưng có một lần, tớ kể với mẹ. Mẹ tớ, sau sự kinh hãi và một chút tủi nhục, phản ứng lại với câu: “Sao con không kể với mẹ?”


- Lúc đấy con mới có 6 tuổi, con còn chả biết anh ấy làm gì con thì sao con nói được.


- Thế nhưng có vấn đề gì phải bảo chứ, sao lại để như thế?


- Có ai nói cho con biết đấy là gì đâu thì làm sao mà con biết được???


Tớ không hiểu bộ đồng phục cấp hai của tớ có gì kích thích. Từ khi nào đường đi chợ, cầu thang khu tập thể, bến xe buýt, lại là những nơi không phù hợp cho một đứa trẻ cấp hai?


Hóa ra tớ có lỗi vì được sinh ra trên đời này với một cơ thể nhỉnh hơn người khác mấy số ngực.


Vì những điều như thế, nên trong nhiều năm dài, tớ căm ghét cơ thể của tớ. Hồi cấp hai, tớ luôn muốn được là nam giới, không phải vì đấy là giới tính mong muốn của tớ, mà tớ ghét cơ thể của tớ quá. Tớ ghét rằng tớ có ngực, rằng tớ có thể bị xâm hại vì nó. Tớ cảm giác cơ thể này không còn thuộc về tớ nữa.


Tớ hoảng sợ trong thời gian dài, và bỏ bê cơ thể của mình. Càng ngày càng béo hơn, và với mái tóc tém, tớ tin rằng tớ là một cô gái xấu xí. Và rất nhiều người xung quanh cũng khẳng định điều đấy: tớ, xấu xí.”



webtretho


Bị xâm hại tình dục không chỉ để lại những nỗi đau mà còn để lại những vết sẹo lớn trong tâm lí. Nguồn: Internet




Có ai nhận thức được một điều vô lý đến nực cười trong câu chuyện này, khi chính nạn nhân phải một mình vượt qua sự ám ảnh khi bị lạm dụng không một lời động viên mà ngược lại chỉ là sự chê trách, đổ lỗi ngược lại từ người khác?



Có thể theo truyền thống, phụ nữ Á Đông là những người hết sức kín đáo và tế nhị trong chuyện ăn mặc, dù có ở nhà hay đi ra đường cũng đều phải “kín cổng cao tường”, hở một chút thì sẽ cho là ăn mặc gợi tình, phản cảm. Ngày nay, tư tưởng đó có phần được “nới lỏng” khi những cô gái sẽ được tự do lựa chọn diện lên người những gì mà mình thích, không cần quan tâm nhiều đến những khuôn phép ngày xưa.



Là phụ nữ có 2 điều để tự hào về bản thân mình đó chính là trí tuệ và sắc đẹp. Và một khi mình đã có cái gì đó rồi, ai ai cũng sẽ có cái quyền hãnh diện và muốn thể hiện nó với người khác. Phụ nữ không ai không muốn chăm sóc bản thân mình, được người khác công nhận là mình đẹp, cũng không ai muốn ăn mặc xấu xí khi ra đường. Nhưng suy nghĩ của chúng ta đã tạo nên một bức tường định kiến vô hình chắc chắn tới mức một cô gái căm ghét vẻ đẹp của mình, chối bỏ cả giới tính chỉ, vì đó là nguyên nhân gây ra sự phân biệt đối xử, thậm chí là tủi nhục!



Nhưng không biết từ lúc nào cái quyền thể hiện bản thân mình của phụ nữ bị tước đi một cách trắng trợn như vậy? Từ lúc nào “phong cách ăn mặc” lại trở thành một lí do để bị xâm phạm và lạm dụng tình dục? Và từ lúc nào nạn nhân lại trở thành người có lỗi? Là phụ nữ đã phải chịu đựng những sự thua thiệt rồi, cớ sao đến cái quyền thể hiện chính mình cũng bị tước đi một cách nghiệt ngã như vậy? Chúng ta phải chăng là những người sống ở thế kỉ 21 hiện đại nhưng tư tưởng cổ hủ và áp đặc của tư tưởng phong kiến vẫn còn đeo mang một cách nặng nề?



webtretho


Đừng tước đi những quyền mà phụ nữ đáng lẽ ra phải được hưởng nữa! Nguồn: Internet




Với lịch sử, một trong những nguyên nhân xảy ra chiến tranh là định kiến. Chúng ta có một thói quen nhìn nhận con người ở mặt chức năng hơn là một thực thể sống và con người là nguyên nhân thay vì là kết quả của những hành động. Sức mạnh của định kiến, nó nặng đến mức có thể giết cả một dân tộc, nhưng nếu muốn nói “nhẹ”, thì nó cũng khiến bạn giết chết 1 con người. Không ai muốn mình trở thành một kẻ giết người cả, nhưng nếu phải nói ra một điều gì trước tiên chúng ta phải biết suy nghĩ và tất nhiên là có trách nhiệm với lời nói của chính mình!



webtretho


Chúng ta không thể nào quy chụp rằng nguyên nhân sâu xa của những vụ lạm dụng, xâm hại tình dục và thậm chí hiếp dâm đều do cách ăn mặc của bạn gái. Nên nhớ một điều rằng: Đó không phải là lí do. Chẳng thể lấy những chuyện không liên quan nhau ra làm lí do để biện hộ cho nhau. Con người ta sẽ chẳng bao giờ làm những chuyện mà người ta không muốn làm!




Xem thêm clip liên quan:


UXnrQt8see


Trò chuyện cùng Người nổi tiếng - Diễn viên Lương Mạnh Hải về Bình đẳng giới