Nhân lực Việt Nam hiện tại vẫn được đánh giá là “vàng” số lượng nhưng chưa là “vàng” chất lượng. Dù người trẻ Việt Nam chưa bao giờ bị đánh giá thấp về khả năng học hỏi cũng như tinh thần cầu tiến. Họ đủ thông minh để ý thức được không có thành công nào mà không cần nỗ lực nhưng vẫn bước vào với tinh thần hăng hái, trở ra với sự kiệt quệ, mông lung tìm tương lai. 

Vậy đâu là câu trả lời cho những mâu thuẫn này? Trước hết hãy tự hỏi bản thân bạn 3 câu hỏi sau:

  1. Bạn đã học cách chấp nhận những giới hạn của bản thân?

Niềm tin “mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp” từ lâu đã trở thành kim chỉ nam được tung hô trong các cuốn sách self-help, các khóa học cũng như những hội thảo hướng đến đối tượng người trẻ, sinh viên. Nỗ lực đem lại cho chúng ta một cảm giác an toàn, chí ít thì mình cũng đang làm gì đó để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta gần như quên đi một điều quan trọng: trên đời này, có những thứ không phải cứ cố gắng và nỗ lực là đủ. Trước khi bứt phá, một người cần chấp nhận những phần xấu xí, yếu đuối nhất của bản thân trước khi trốn chạy thực tại bởi những slogan “không gì là không thể”, “nỗ lực để thành công”.

  1. Bạn đang nỗ lực để hướng đến điều gì?

Nỗ lực khi không đặt đúng chỗ chỉ phản tác dụng, mất sẽ nhiều hơn được, thành quả sẽ không tương xứng với công sức bỏ ra. Đừng cố gắng ôm đồm quá nhiều việc hay cố gắng để hoàn thành mọi thứ ở mức độ hoàn hảo vì vốn dĩ, không ai trong chúng ta có thể giỏi tất cả mọi thứ. Hãy nhớ, tìm hướng đi thay vì tìm đường.

  1. Bạn có đang gượng ép bản thân không?

Chọn mục tiêu thử thách nhưng đừng ngoài năng lực. Nỗ lực nhưng không gồng ép bản thân. Nỗ lực là một phần không thể thiếu để có một tuổi trẻ nhiệt huyết và đảm bảo cho tương lai. Nhưng đừng cố quá nếu ta cảm thấy vượt khỏi giới hạn của mình. Chậm mà chắc và bạn sẽ vững bước trên con đường của mình.

Tìm đọc những bài viết bổ ích tại vietcetera.com nhé