Một trong các bước quan trọng nhất khi tiếp cận ban đầu một nạn nhân đang nguy kịch chính là KIỂM TRA DẤU HIỆU SỐNG. Dấu hiệu sống là các chi tiết cho thấy nạn nhân đang sống như tỉnh táo, thở, tim đập, còn huyết áp, v.v. Hướng dẫn này tập trung vào các dấu hiệu sống mà cộng đồng có thể dễ dàng kiểm tra bao gồm: SỰ TỈNH TÁO, HÔ HẤP và MẠCH. Hãy kiểm tra theo thứ tự trên, nếu có dấu hiệu thì không cần kiểm tra dấu hiệu tiếp theo.

Kiểm tra sự tỉnh táo: Thực hiện hành động sau trong tối đa 10 giây. Nếu nạn nhân không phản ứng Nạn nhân không tỉnh táo. Đối với người lớn: Dùng tay đập vào vai nạn nhân và gọi to "Anh ơi/Chị ơi"; Đối với trẻ nhỏ: Dùng tay đập nhẹ vào bàn chân của trẻ.

hình ảnh

Kiểm tra hô hấp: Ấn trán nâng cằm. Nếu thấy dị vật trong miệng thì dùng tay có đeo găng cao su (hoặc ni-lông) để lấy ra; Ghé sát tai vào miệng và mũi của nạn nhân, hướng mắt về phía lồng ngực của nạn nhân và quan sát sự phập phồng của lồng ngực. Thực hiện hành động này tối đa trong 10 giây. Nếu không cảm nhận được hơi thở và không thấy lồng ngực của nạn nhân phập phồng Nạn nhân không thở.

Kiểm tra mạch: Thực hiện hành động này trong tối đa 10 giây. Nếu không cảm nhận được mạch đập Nạn nhân không có mạch. Kiểm tra mạch cảnh ở cổ (cách ưu tiên): Đặt ngón trỏ và ngón giữa vào một bên cổ cạnh yết hầu ngay dưới hàm của nạn nhân;

Kiểm tra mạch quay ở cổ tay: ngửa cổ tay của nạn nhân, sau đó đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út của mình vào cổ tay nạn nhân, phía bên ngón tay cái.

Nếu không có 3 dấu hiệu TỈNH, MẠCH, THỞ => Ngay lập tức thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho nạn nhân.