(Webtretho) Nét chữ, nét người. Hãy cầm bút lên viết vài dòng và tự giải mã những bí ẩn về con người bạn ẩn sau những nét chữ quen thuộc của mình nhé!


Đoán tính cách qua chữ viết tay


Bạn có biết qua chữ viết tay người ta có thể “đọc vị” đến 5000 tính cách con người khác nhau? Và bạn có biết có cả một môn khoa học với tên gọi bút tướng học chuyên nghiên cứu và phân tích chữ viết tay của con người để phán đoán tính cách? Và đến đây, hẳn bạn cũng khá tò mò về bản chất của mình được bộc lộ qua chữ viết tay như thế nào rồi phải không?


Để dễ “đọc” được tính cách cơ bản của mình nhất, hãy viết nhanh và nguyên văn câu sau: “she sells seashells by the seashore” hoàn toàn bằng chữ viết thảo (chữ thường, không in hoa) cơ bản (đúng theo mẫu chữ viết thường bạn từng được học từ lớp 1 – do đa số chúng ta thường kết hợp một vài mẫu chữ in hoa vào chữ viết thường của mình.)


Nào, giờ thì hãy xem bạn là người thế nào nhé!



Hình 1


Trục chữ: bạn viết chữ nghiêng phải, nghiêng trái hay chữ thẳng đứng?


- Chữ nghiêng phải: Bạn cởi mở với thế giới quanh mình và thích giao tiếp với mọi người.



- Chữ nghiêng trái:
Bạn nhìn chụng thích một mình và những công việc lùi về hậu trường. Nếu bạn thuận tay phải và viết chữ nghiêng trái, bạn có thể khá nổi loạn đấy.


- Chữ thẳng đứng: Bạn thiên về lý trí và thực tế, ít khi nghe theo cảm xúc của mình.


Cỡ chữ: bạn viết chữ to, nhỏ hay trung bình?


- Chữ to: Bạn có một nhân cách lớn dấy, vì có khá nhiều người nổi tiếng sở hữu chữ viết tay “hoành tráng”. Chữ viết lớn cũng có thể chỉ ra rằng bạn hướng ngoại và thích ánh đèn sân khấu.


- Chữ nhỏ: Bạn có khả năng tập trung tư tưởng dễ dàng, sống nội tâm và hơi nhút nhát.


- Chữ vừa: Bạn dễ dàng điều chỉnh bản thân và thích nghi tốt.


Nét móc cao và móc thấp: Hãy quan sát nét móc của chữ “L” và chữ “E” trong chữ "seashells" của bạn nhé!


- Chữ L hẹp (nét lên và xuống gần như chồng lên nhau): Bạn có cảm thấy căng thẳng không? Kiểu viết nét móc hẹp này cho thấy bạn đang tự bó buộc mình theo một cách nào đó.


- Chữ L đầy: Bạn thoải mái, thư thái và phóng khoáng trong việc thể hiện bản thân.
- Chữ E hẹp: Bạn có xu hướng hoài nghi và khá bốc đồng.


- Chữ E đầy: Bạn có tư tưởng cởi mở và thích thử nghiệm những điều mới mẻ.
Nét móc ngoặc: Hãy quan sát kỹ chữ “S” của bạn nhé!



- Đầu tròn: Bạn thích làm vừa lòng mọi người và tìm kiếm sự thoả hiệp. Bạn thường tránh đối đầu.


- Đầu nhọn: Bạn thích tìm tòi và học hỏi những điều mới lạ. Với đầu chữ S càng nhọn và cao, tham vọng của bạn càng lớn.


- Đáy mở:Bạn thường không nghe theo trái tim mình mách bảo. Chẳng hạn, bạn luôn muốn trở thành một nghệ sĩ, nhưng bạn lại theo đuổi công việc thuộc ngành tài chính.


- Kiểu chữ S in hoa: Bạn rất linh hoạt.


Để chữ viết tay rõ ràng và dễ đọc hơn


Sau khi đã tìm hiểu một chút về tính cách chung của mình, bạn bỗng nhận ra rằng chữ viết tay của bạn không dễ coi chút nào. Điều này cũng có thể thông cảm được trong thời đại chúng ta viết bằng bàn phím nhiều hơn hẳn bằng bút và giấy. Dù giờ đây chẳng ai chấm điểm chữ viết của bạn nữa, nhưng chữ viết rõ ràng dễ đọc rất có ích cho cuộc sống của bạn, từ việc tránh được những rắc rối do chữ viết trên các giấy tờ quan trọng cần viết tay cho đến việc dành thiện cảm từ những người bạn muốn gửi lời nhắn trên giấy. Hãy đầu tư một chút công sức cho việc tưởng nhỏ mà không nhỏ này, để bạn có được thói quen viết tay rõ ràng và dễ đọc hơn!


Hãy viết nguyên văn câu sau theo cách viết bình thường của bạn: “A quick brown fox jumps over the lazy dog. (Đừng lo gì về việc bạn trộn giữa chữ hoa và chữ thường. Từ trung học, hơn 2/3 mọi người có thói quen viết kết hợp mẫu chữ in hoa và chữ thường trong lối viết tay thông thường của mình.)



Hình 2.



1. Nét chữ - hình 2.1


Nếu chữ viết của bạn mờ nhạt như một bản photocopy bị thiếu mực, bạn chỉ cần thêm lực tay để nhấn bút hơn một chút khi viết. Nếu bạn đè bút quá mạnh tay khi viết đến nỗi làm ngón tay bạn bị đau, hãy xem lại tư thế cầm bút của mình: Bút cần được kẹp giữa cạnh bên ngón giữa và mặt trong ngón cái, ngón tay trỏ tì lên trên bút. Tốt nhất hãy dùng bút chì để tập viết.


2. Dòng & lề - hình 2.2


Nếu viết trên giấy không có dòng kẻ, dòng chữ của bạn có bị chếch lên hay xuống trên trang giấy? Nếu có, bạn có thể dùng danh thiếp của mình để canh dòng cho bạn khi viết trên giấy không dòng kẻ. Bạn có thể dùng cạnh thẻ ngân hàng ấn nhẹ trên giấy để tạo dòng kẻ vô hình cũng như chia khoảng cách dòng trên giấy để bản viết tay của bạn ngay hàng thẳng lối.


3. Độ nghiêng của chữ - hình 2.3


Nếu chữ bạn quá nghiêng, hãy điều chỉnh góc đặt giấy khi viết một chút để cân lại độ nghiêng của chữ. Hãy tưởng tượng không gian văn bản của bạn như một chiếc mặt đồng hồ, với hướng 12 giờ thẳng góc trước mặt bạn. Nếu bạn thuận tay phải, xoay giấy sao cho, góc dưới bên phải tờ giấy ở vào khoảng hướng 4 giờ và góc trên bên trái giấy ở vào hướng 10 giờ. Với người thuận tay trái, chỉnh giấy sao cho góc dưới bên trái tờ giấy ở vào khoảng 8 giờ và góc trên bên phải ở vào khoảng 2 giờ.


4. Khoảng cách chữ - hình 2.4


Nếu các chữ cái và từ bạn viết quá sát nhau, chúng có thể bị nối vào nhau (trong một số ngôn ngữ các từ dính vào nhau có thể bị đổi nghĩa hoặc trở nên vô nghĩa). Khoảng cách chữ quá xa sẽ khiến văn bản của bạn trở nên rời rạc và thiếu sự liên kết. Bạn hãy tưởng tượng một chữ “o” thường cắt đôi theo chiều dọc, khoảng cách giữa các chữ cái trong một từ nên bằng nửa chữ o và khoảng cách giữa các từ bằng một chữ o.


5. Cấu tạo chữ cái - hình 2.5


Mọi người đều có 1 hoặc 2 chữ cái viết tay dễ bị đọc sai trong văn bản viết hàng ngày, thông thường đó là các nguyên âm (chẳng hạn chữ “a’ viết hở sẽ dễ đọc thành “u”, hoặc chữ "e" viết quá hẹp dễ bị đọc thành "i"). Hãy khoanh tròn những chữ cái bạn thường viết không hoàn chỉnh và dành một chút thời gian để tập viết lại chúng từ chậm đến nhanh cho hoàn chỉnh hơn.