Sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh đã được các bà, các mẹ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta lâu đời và đến nay vẫn được nhiều mẹ sử dụng cho em bé nhà mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hoàn toàn về các tác dụng và cách dùng của từng loại lá. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về việc sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh. 20+ lá tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng đúng 1

1. Vì sao phải dùng lá để tắm cho bé?

Việc sử dụng lá tắm cho trẻ dựa theo kinh nghiệm dân gian mà các bà, các mẹ truyền lại lá cây giúp vệ sinh, ngăn ngừa và điều trị rất tốt các bệnh ngoài da. Theo quan điểm Đông Y các loại lá cây có thể sử dụng để tắm cho bé có nhiều tác dụng khác nhau:

  • Giúp loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn trên da: Các loại lá tắm đều có khả năng tẩy da chết nhẹ, giúp loại bỏ bụi bẩn, da cáy trên người trẻ sơ sinh mà không làm tổn hại đến da bé.
  • Ngăn ngừa một số loại bệnh về da như: trị rôm, sảy, mụn nhọt, mề đay…rất hiệu quả mà khá an toàn cho bé như: lá sài đất, bồ công anh, mướp đắng, rau má… Các lá rau má và mướp đắng có sẵn trong tự nhiên và an toàn khi cho trẻ dùng thường xuyên. 
  • Các vấn đề của da bé hay gặp phải như mẩn ngứa, dị ứng, viêm da cơ địa… theo Y học cổ truyền các lá có thể dùng cho trẻ như lá khế, kinh giới…
  • Các lá như trầu không, chè xanh, chân vịt, xuyên tâm liên…có tác dụng làm săn se vết mụn, nhọt, trị thủy đậu, chốc lở, ngứa, mụn mủ…
  • Đối với các bé có chấy, rận có thể dùng các lá như lá na, hạt na, lá xoan… để gội tắm

2. Những trường hợp mẹ không nên tắm bằng lá cho trẻ

Dưới đây là các trường hợp lưu ý mẹ không nên tắm bằng lá cho bé:

  • Da bé nhạy cảm và dễ bị dị ứng khi tắm với lá. Biểu hiện cho thấy trẻ bị dị ứng khi tắm với lá gồm có: trẻ bị mẩn, ban đỏ, cả người nóng lên hoặc có thể là sốt.
  • Tuyệt đối không tắm khi trên da bé có những dấu hiệu viêm da, sưng tấy, mủ, trầy xước, có vết thương hở… Vì khi đó, sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ.
  • Không tắm bằng lá cho các bé dưới 1 tuổi vì khi này da bé rất nhạy cảm tắm lá có thể khiến da bé dị kích ứng
  • Với trẻ đang mắc phải các bệnh về da như nhiễm trùng, viêm nhiễm, hăm tã nặng… nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

3. 20+ Lá tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh

3.1 Lá tía tô: lá tía tô tắm cho trẻ sơ sinh

Tên gọi khác: Tô ngạch, tử tô, tô diệp…

Tên khoa học: Perilla frutescens

3. 20+ Lá tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh 1

Thành phần: 

  • Tinh dầu chứa perillaldehyd: có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn mạnh và tạo mùi hiệu quả. Đặc tính kháng khuẩn sẽ giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
  • Các hợp chất phenolic như axit rosmarinic, luteolin, apigenin…là các chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và tham gia vào việc tăng trưởng và tái tạo lại mô.
  • Terpenoids (carotenoid): hàm lượng carotenoid khá cao.  Carotenoid giúp bảo vệ da và giảm tổn thương cho da
  • Ngoài ra, còn một số thành phần khác như carbohydrate, các khoáng chất như canxi, magie, kali…

Hướng dẫn cách tắm:

  • Chuẩn bị: lá tía tô 100g, rửa sạch và một thìa cà phê muối ăn
  • Tiến hành: 

Đun lá tía tô với 1 lít nước thêm muối ăn vào đun sôi trong khoảng 5-10 phút để nguội. Lấy nước tía tô đã nguội có thể pha thêm nước cho dịch loãng ra. Sau đó tắm cho bé, dùng lá lau nhẹ nhàng khắp cơ thể bé. Khi tắm xong hãy tắm lại cho bé bằng nước sạch và lâu khô bằng khăn mềm. Thực hiện tắm cho trẻ ngày 2 lần để có hiệu quả nhất. Mẹ cũng có thể kết hợp tía tô với các phụ liệu khác như gừng, chanh.

3.2 Lá khế

Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lãng tử, Dương đào, Ngũ liễm tử…

Tên khoa họcAverrhoa carambola L.

3. 20+ Lá tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh 2

Thành phần:

  •  Proanthocyanidins: đóng vai trò như một chất chống oxy hóa bên cạnh Vitamin C và axit Gallic. Lá khế rất hữu ích trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ.
  • Các chất acid chiết xuất từ ​​lá khế: giúp giảm tình trạng viêm da. Khi chiết xuất lá khế được bôi lên da, nó đã làm giảm viêm nhiễm và giảm dần bệnh chàm ở trẻ nhỏ.
  • Các chất chiết xuất có chứa terpenoid, flavonoid và chất nhầy: được nghiên cứu là có tác dụng chống lở, loét trên niêm mạc.
  • Bên cạnh đó trong lá khế còn nhiều thành phần khác nữa. Nhưng lưu ý lá khế có thế gây kích ứng với một vài bé vì vậy hãy thử tại một vùng da nhỏ để bảo an toàn trước khi dùng cho bé nhà bạn.

Xem thêm: 12+ lá tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất và cách sử đụng (imiale.com)