Nhà tâm lý học Mark Chernoff và vợ ông, qua nhiều năm đã giúp hàng ngàn người hiểu ra một điều quan trọng hơn cả, đó là: mỗi người chúng ta đều có khả năng làm tổn thương hoặc làm phiền lòng những người thân yêu xung quanh ta. Sau đây là 12 “cách ăn ở” tiêu cực mà chúng ta nên thay đổi để giữ vững các mối quan hệ của mình





Nếu nhận ra bản thân mình trong những điều sau, và kịp thời thay đổi, bạn sẽ có nhiều cơ hội làm cho những người xung quanh yêu quý mình hơn đấy nhé!



1.Ghen tị với mọi người


Đừng để lòng đố kị lấn át tâm hồn bạn. Ghen tị là việc làm chăm chăm đong đếm những điều mà người khác có được nhưng bạn thì không. Đây là một thái độ sống vô cùng tiêu cực và nó chẳng đem lại lợi ích gì cho bản thân bạn. Vậy nên hãy ngưng việc so sánh bản thân mình với bất kì một ai khác. Cuộc đời của bạn là của bạn, bạn không cần phải ganh đua với cuộc đời của người khác. Đối thủ duy nhất của bạn đó chính là bản thân bạn mà thôi. Bạn phải cố gắng hết sức mình có thể, vì chính bản thân mình chứ không phải vì ai khác. Vậy nên nếu bạn muốn cân đo đong đếm những gì mình đã làm được, hãy so sánh bản thân bạn với con người “ngày hôm qua” của bạn.



2.Quá để tâm đến nhận định của người khác về bản thân mình


Người ta cảm thấy khó chịu khi tin rằng moi thứ xảy ra xung quanh là một sự công kích trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính họ. Sự thật là những gì người ngoài nói và làm với bạn thường xuất phát từ chính bản thân họ, chứ không phải do bạn. Người ta phản ứng lại với bạn theo cái nhìn, những trải nghiệm tích cực cũng như tiêu cực của họ. Dù cho người ta nghĩ bạn tuyệt vời hay tồi tệ, đó cũng chỉ là quan điểm của riêng họ mà thôi. Ý tôi không bảo bạn là chỉ ôm khư khư quan điểm bản thân và phớt lờ mọi ý kiến xung quanh. Ý tôi muốn nói rằng, một người sẽ thật dễ tổn thương, mệt mỏi và buồn tủi thế nào trong cuộc đời này khi cứ đón “ôm” mọi thứ vào thân mình. Trong nhiều trường hợp sẽ tốt hơn nhiều là tạm gác qua một bên những quan điểm dù tốt hoặc xấu về bản thân bạn, và hãy tận dụng trực giác và sự khôn ngoan của chính bản thân mình như một sự chỉ dẫn đúng đắn.



3.Xử sự như mình luôn là một nạn nhân của cuộc đời này


Một thái độ sống không tốt khác nữa đó là “nạn nhân hóa” bản thân mình. Khi nghĩ mình lúc nào cũng là “người bị hại”, và bản thân mình không có năng lực để điều khiển và định hướng cuộc đời mình, điều này sẽ làm bạn mắc kẹt trong trạng thái “yếm thế”. Chúng ta có thể tác động vào cuộc đời của mình nhiều hơn ta nghĩ. Khi ngừng than thở, và từ chối chấp nhận bản thân như là một “nạn nhân” bất lực với cuộc sống, bạn sẽ khám phá ra rằng mình mạnh mẽ hơn mình tưởng, nhưng chuyện đó chỉ xảy ra khi bạn chọn cách chấp nhận thực tế ấy.



4.Mãi ôm ấp những nỗi đau và sự mất mát


Một trong những bài học khó nhất của đời người là học cách buông bỏ - dù cho đó là cơn giận, tình yêu, hay sự mất mát. Thay đổi không phải là việc dễ dàng – bạn đấu tranh để níu giữ và bạn cũng phải làm điều tương tự để buông bỏ một thứ gì đó. Nhưng thường thì việc buông bỏ sẽ đem đến một cuộc sống tốt đẹp hơn ở phía trước. Nó sẽ xóa nhòa những suy nghĩ tiêu cực trong quá khứ. Bạn phải trả tự do cho cảm xúc của bản thân mình về những điều đã từng có ý nghĩa to lớn với bạn, có thế bạn mới vượt qua quá khứ và những nỗi đau mà nó mang lại. Cần rất nhiều cố gắng để buông bỏ và định vị lại những nỗi niềm suy tư trong tâm trí ta, nhưng khi làm được bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn rất nhiều.



5.Ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực


Thật khó chịu khi phải ở cạnh những người cứ mãi ôm những suy nghĩ tiêu cực trong đầu – khi họ cứ mãi lặp đi lặp lại về những thứ tồi tệ có thể xảy ra và đã xảy ra, những gì họ đã phải gánh chịu, và những sự bất công trong cuộc sống. Những người “hay kể khổ” này thường từ chối nhìn những thứ tích cực trong cuộc sống và những điều tốt đẹp chúng mang lại. Bi quan là một chuyện – nhưng mãi đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực về cuộc đời này lại là một chuyện khác. Điều này chẳng có lợi gì cho cuộc sống của bạn, và tốt hơn là nên thay đổi nó.



webtretho



6.Không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân


Không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân là một điều vô cùng phiền phức. Chúng ta đều e sợ trước những người dễ “bùng nổ” khi giận, dễ khóc hay bất kì một biểu hiện không kiềm chề được cảm xúc nào khác. La hét khi đi mua sắm, nạt nộ cấp dưới, to tiếng với vợ/chồng hay con cái… Nếu bạn nhận ra rằng mình thường để cảm xúc của bản thân vượt ra khỏi tầm kiểm soát, có lẽ bạn cần một sự tác động nhất định từ bên ngoài để có thể giúp bạn gia tang sự kiểm soát trong cảm xúc và hiểu được nguồn gốc bên trong cơn giận của mình. Nếu chẳng làm gì, mọi chuyện có thể sẽ tồi tệ hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy.



7.Phán xét người khác một cách tùy tiện


Đừng bao giờ đánh giá một người qua cách mà họ biểu hiện trước mặt bạn. Hãy nhớ rằng, những gì bạn thấy chỉ là những gì họ muốn cho bạn thấy, hoặc họ buộc phải cho bạn thấy những điều ấy vì những căng thẳng hay tổn thương trong nội tâm của họ. Khi ai đó làm bạn khó chịu, có thể chính bản thân họ bên trong cũng đang không cảm thấy dễ chịu gì. Những người như vậy không cần phải bị “trừng phạt” hay cười nhạo, cái họ cần là sự giúp đỡ. Nếu bạn không thể giúp họ, vậy thì tốt nhất là hãy cứ mặc kệ họ.



8.Dung túng cho cái ác (thiếu lòng thiện tâm và sự từ bi)


Hằng ngày chúng ta vẫn hay thấy những chuyện “động trời” trên mạng xã hội – con người đối xử vô cùng tàn tệ với nhau chỉ đơn giản vì họ có khả năng làm điều đó. Người ta có thể “xâu xé” một con người sau đó hèn nhát lẩn đi sau những cái nickname, màn hình và bàn phím. Đôc ác, đâm sau lưng, gây tổn thương cho người khác, một ngày nào đó những chuyện như vậy sẽ xảy ra ngược lại với bạn. Nếu nhận ra bản thân mình đã từng hay đang làm những điều tương tự, xin hãy dừng lại. Hãy tìm kiếm long lương thiện, sự từ tâm trong trái tim mình.



9.Gian lận, vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi có thể


Gian lận là một sự lựa chọn, không phải là một sai lầm, và cũng không phải là thứ bạn có thể viện cớ được! Nếu bạn quyết định gian lận, và thành công với sự gian lận đó đối với một người về một điều gì đó, đừng nghĩ rằng họ là đồ ngốc. Họ không ngốc, chỉ là họ tin tưởng bạn nhiều hơn bạn nghĩ, và bạn hoàn toàn không xứng đáng với sự tin tưởng đó. Đừng làm những chuyện sai trái chỉ vì bạn có thể. Đừng gian lận, đừng lừa dối một ai. Hãy chân thành với bản thân và mọi người xung quanh. Hãy làm những điều đúng đắn. Sự trung thực là yếu tố cho mọi sự thành công.



10.Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo một cách cứng nhắc


Con người chúng ta vẫn thường hay chạy theo cái gọi là chân-thiện-mĩ, hay những tiêu chuẩn của sự hoàn hảo. Chúng ta làm điều này khi tìm một căn nhà, một công việc, bạn bè hay người yêu. Vấn đề là, tất nhiên, cái sự hoàn hảo mà ta theo đuổi lại không tồn tại ở thực tế. Bởi vì cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ, mọi thứ liên tục phát triển và thay đổi. Những thứ ở hôm nay ngày mai sẽ lại thay đổi khác đi – những thứ như ngôi nhà, công việc, bạn bè hay người yêu hoàn hảo kia rồi sẽ tụt khỏi cái tiêu chuẩn hoàn hảo của cuộc sống theo thời gian. Nhưng nếu kiên nhẫn một chút, cởi mở tâm trí ra, dần dà, ngôi nhà không hoàn hảo sẽ trở thành một mái ấm thoải mái. Công việc không hoàn hảo sẽ trở thành sự nghiệp ổn định. Người bạn không hoàn hảo sẽ trở thành một bờ vai vững chắc cho bạn dựa vào khi cần. Và người yêu không hoàn hảo sẽ trở thành người bạn đồng hành thân tín nhất của bạn trong suốt cuộc đời này. Chỉ cần từ bỏ cái chủ nghĩa hoàn hảo cứng nhắc ấy đi mà thôi.



Mọi sự là do bản thân mình…


Nếu bạn vướng phải một trong những thứ kể trên, hãy nhớ rằng, cũng có rất nhiều người giống bạn. Chúng ta đều có những mặt tính cách chưa tốt trong con người mình. Như đã nêu trên, chìa khóa chính là sự nhận thức – hiểu ra được những điều trên và ngăn cho chúng phát triển trong nội tâm bạn.




Minh Nhiên


Theo brightside