Con bạn thích một món đồ chơi đắt tiền nhân dịp sinh nhật? Muốn ăn gà rán KFC vào cuối tuần hay là chiếc Ipad mới toanh cho phần thưởng học sinh giỏi? Bạn nghĩ rằng đó là tất cả những gì con cái chúng ta đang mong muốn? Những đưa trẻ của chúng ta cần nhiều hơn thế mà bằng cách này hay cách khác hãy tìm cách học để hiểu con hơn bố mẹ nhé!



webtretho


Thể hiện sự yêu thương bằng ngôn ngữ cơ thể.


Hẳn nhiều bố mẹ sẽ bất ngờ khi một chàng trai 26 – 30 tuổi thỉnh thoảng vẫn thèm 1 cái xoa đầu từ bố hoặc mẹ. Một con người mạnh mẽ và độc lập đến đâu vẫn cần được nhận sự quan tâm, yêu thương bằng hành động cụ thể và gần gũi. Quan niệm người Việt ngại bày tỏ tình cảm với ngay cả với người thân trong gia đình. Con càng lớn, bố mẹ lại thiếu hẳn những cử chỉ âu yếm vỗ về như ngày thơ bé. Một cái ôm lúc cần, một cái xoa đầu trìu mến chắc chắn không bao giờ thừa trong cuộc sống ngày càng vội vã và càng trưởng thành con người lại càng dễ cô độc và cần yêu thương nhiều hơn.



2. Độc lập.


Phận làm con luôn mong bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc nhưng lại rất muốn được độc lập, tôn trọng ý kiến riêng thay vì răm rắp nghe lời. Đừng cố gắng áp đặt con cái theo ý mình để gặp sự “ cứng đầu”, bố mẹ nên cho con cái độc lập về suy nghĩ, quan điểm và chỉ nên định hướng cho con. Đáng ngạc nhiên là, khi cho trẻ độc lập thì trẻ sẽ biết lắng nghe và cân nhắc lời cha mẹ hơn là phản kháng và cố thể hiện cái tôi một cách thái quá.



3.Luôn chào đón những người bạn của con.


Thành phố đất chật người đông nhưng quan trọng là ở tấm lòng. Những thành phố lớn, nhà thường nhỏ xíu, chật hẹp nên tâm lý ngại khách đến chơi nhà là điều dễ hiểu. Thật đáng quý nếu bố mẹ luôn niềm nở và chào đón bạn bè của con tới chơi nhà. Hẳn con trẻ sẽ tự hào và hạnh phúc với một ông bố bà mẹ tâm lý và vô cùng thân thiện. Thực ra, biết được tất cả mối quan hệ của con khi tạo điều kiện cho bạn bè ghé chơi nhà là một chuyện vô cùng tốt và nên làm.



4. Không tạo áp lực và câu nói muôn thuở “ con người ta..”.


Lẽ dĩ nhiên, bố mẹ nào cũng yêu thương con cái vô điều kiện nhưng luôn kì vọng con mình trở thành xyz nào đó, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chỉ định hướng, cổ vũ thay vì tạo áp lực cho con cái.



5. Truyền dạy kinh nghiệm sống.


Chính trải nghiệm cuộc sống của bố mẹ sẽ là một bầu trời kiến thức cho con, thay vì rao giảng bằng những mớ lý thuyết cóp nhặt. Câu chuyện của chính cuộc đời mỗi người là một câu chuyện hay chưa bao giờ nhàm chán và thôi hấp dẫn con trẻ.



6. Công bằng.


Tâm lý “ con bầy” với những con trai - con gái, anh lớn - em nhỏ cũng là một trải nghiệm khó vượt qua nếu không có sự công tâm của bậc làm cha mẹ. Hãy luôn có một quy tắc chung cho khen thưởng hay xử phạt cho mọi đứa trẻ là cách tốt và đúng đắn nhất.



7.Dạy cho con biết làm ra tiền thay vì xin tiền.


Thay vì eo hẹp con cái tiền tiêu vặt, kêu ca phàn nàn khi trẻ xin tiền và sau đó vẫn móc túi ra cho con. Hãy dạy cho con cách làm ra tiền và quý trọng đồng tiền từ những điều nhỏ nhặt và đơn giản nhất. Mọi đứa trẻ đều hào hứng khi được “ trả công” và chắt chiu sô tiền mình kiếm được thay vì phải nằn nì xin bố mẹ.



8.Kỹ năng làm việc nhà.


Hãy dạy cho con biết làm mọi thứ đúng cách nhất. Bố mẹ sẽ không phải lo lắng khi đi công tác xa nhà và con trẻ sẽ không phải xấu hổ khi tới chơi nhà bạn mà đến cả cầm dao gọt táo cũng không rành. Hơn hết, khi làm việc nhà sẽ giúp trẻ vận động, nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Biết làm sẽ thích làm, hình thành nên thói quen làm việc nhà rất có ích cho cuộc sống riêng sau này của trẻ.



9. Nhận ra và phát triển năng khiếu của con.


Có đôi lần con cái than phiền với cha mẹ rằng “ hồi nhỏ tại sao không cho con đi học múa, học ca vân vân và mây mây – biết đâu giờ con nổi tiếng rồi…. Bố mẹ hãy nên là người định hướng tương lai cho con cái và hãy là người đầu tiên nhận ra năng khiếu của con, giúp bé phát triển tài năng – đó có thể là nghề nghiệp gắn bó sau này hay cũng chỉ là một tài lẻ giải trí, thư giãn làm phong phú thêm chất lượng cuộc sống. Hãy quan sát bố mẹ nhé.



10. Không muốn bị “nhốt”.


Nếu bố mẹ nghĩ rằng ở trong nhà với đầy đủ an toàn và tiện nghi là cách giữ cho con an toàn nhất thì đó chắc chắn là một sai lầm lớn nhất. Một đứa trẻ khi chỉ ở lì trong nhà, chơi game lướt web sẽ gặp rất nhiều rào cản về tính hòa đồng và giao tiếp xã hội. Hãy cho con ra ngoài chơi với bạn bè, hít thở không khí trong lành, tham gia những trò chơi vận động có ích cho thể lực và việc phát triển trí não cần được quan tâm và đẩy mạnh trong xã hội hiện đại bậy giờ