Theo các chuyên gia tâm lý, bắt đầu từ tuổi lên 3, trẻ dần thích tập làm mọi việc một mình. Bé luôn muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh để không bị nhàm chán và phụ thuộc vào người khác.



Tuy nhiên, có những bé thường xuyên yêu cầu sự giúp đỡ của người thân. Những biểu hiện trên sẽ là bình thường khi bé còn nhỏ, nhưng khi đã lớn hơn một chút thì đó sẽ trở thành dấu hiệu đáng ngại mà các bậc cha mẹ cần quan tâm.



Hãy cho bé cơ hội “thể hiện”


Giai đoạn 2-3 tuổi bé đang muốn khẳng định mình, muốn tự mình làm nhiều việc. Đừng làm giùm con, hãy kiên nhẫn và vui mừng vì bé biết tự làm, biết chia sẻ công việc, thay cho cách quan tâm đến bé làm có sạch không, có nhanh không… Nếu chú ý đến khía cạnh này nhiều quá, giành hết việc về mình dần dần ba mẹ sẽ trở thành chỗ dựa dẫm, ỷ lại của bé”.



Tạo cho bé niềm vui thích khi “tự lập”


“Khi bé muốn tự làm một việc gì đó, hãy đem đến cho bé niềm cảm hứng khiến công việc này trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn bên cạnh việc dạy bé cách mặc quần áo, bạn hãy kể ra ý nghĩa những hình thù ngộ nghĩnh trên áo và tưởng tượng ra một câu chuyện thú vị đằng sau đó để bé thấy thích thú. Tưởng tượng ra những việc làm có liên quan đến các vật, sự kiện mà bé đã biết sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi”



Thi thoảng “nhờ vả” bé


Rủ bé cùng làm hoặc nhờ làm giúp cô một số việc đơn giản như cất giỏ khăn, giỏ yếm, ghế… Tâm lý của trẻ rất thích thú khi được người lớn nhờ làm bất cứ việc gì để bé có cơ hội được thể hiện mình ”



Chỉ giúp đỡ bé khi thật sự cần


Khi bé đang tự làm một mình, hảy luôn theo dõi, quan sát bé để đưa ra sự giúp đỡ đúng cách. Bé không thích dọn dẹp đồ chơi? Hãy đem đến cho bé niềm cảm hứng khiến công việc này trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như kể một câu chuyện liên quan đến các bạn đồ chơi và nói rằng các bạn ấy sẽ rất vui nếu bé biết cất đồ chơi vào đúng vị trí. Trong lúc kể chuyện, bạn có thể cùng dọn với bé để thích thú hơn.



Nếu bé vẫn ỷ lại


Khi bé nhõng nhẽo muốn ỷ lại vào bố mẹ, đừng mềm lòng mà hãy kiên quyết giúp bé tự làm mọi việc bằng cách tạo dựng cho bé niềm tin vào chính bản thân và khả năng của mình. Còn nếu bạn cảm thấy mình vẫn không đủ sức để “thiết quân luật” với bé, đừng ngại nhờ tới sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình hoặc của các cô giáo ở trường.