Dịch vụ nối tóc giúp chúng ta có được mái tóc dài thướt tha ngay lập tức, nhưng cũng dẫn đến bao nhiêu phiền toái.






Nối tóc như thế nào ?


Nối tóc y như chăm sóc tóc vậy, cũng có dăm bảy kiểu nối, có kiểu nối bằng keo, có kiểu nối bằng máy kẹp. Với kiểu nối bằng keo thì những người thợ tóc chuyên dụng, trước khi nối thì họ dùng máy đun keo để làm chảy keo sau đó vê len tóc và dính 2 lớp tóc cũ và mới với nhau. Với máy kẹp cũng như vậy, cũng với cách thức "dính và dán", tuy nhiên dụng cụ được sử dụng ở đây là kẹp bằng chì.


Hai hình thức này được đánh giá là khá bền nhưng do sử dụng hóa chất và kim loại nên mặt trái là không thể tránh khỏi. Nếu dùng không giống loại keo chuyên dụng có thể gây ra hỏng tóc. Với kẹp chì thì khi sử dụng các loại chăm sóc tóc như hấp nóng hay ép sẽ làm chảy chì, nếu nhiệt độ quá nóng hay ép sẽ gây hại đến da đầu. Hơn nữa, đến khi tháo tóc nối ra chân tóc sẽ yếu và dễ gãy. Thế nên hầu hết các khách hàng ưa chuộng loại thứ ba là nối bằng cách tết.




Loại nối này thì mất công hơn rất nhiều. Thử tượng tượng xem cả bộ tóc của bạn khi được tết nhỏ và dùng chun buộc lại? Công việc sẽ cực kỳ tỉ mẫn khi người thợ phải chia tóc thành từng lọn 30-40 sợi rồi tết với tóc. Vì nối bằng những mối tết và chun nên bạn sẽ không bị cộm đau, hơn nữa lại khá chắc. Tuy nhiên nhược điểm của loại nối này lại phụ thuốc rất nhiều vào kỹ thuật và tay nghề củangười thợ. Vì vậy nên không gặp "đúng thầy đúng thợ" thì nguy cơ mái tóc của bạn bị rối sẽ rất cao.


Phiền toái ra sao ?


Nối tóc đã mệt, chăm sóc tóc sau khi nối còn mệt hơn. Đó là khi gội đầu, nếu bạn vò quá nhiều thì sẽ rất dễ rối mà không thể tự mình tháo ra được. Đấy là với lớp tóc mới được nối vào, còn lớp cũ thì phải được thường xuyên bổ sung dưỡng chất bằng hấp hay xả khô, chất bảo vệ bôi vào tận ngọn tóc để tránh những tác nhân bên ngoài. Những người nối tóc thường ít gội đầu hơn bình thường, lượng bụi trên đầu sẽ tập trung nhiều hơn, đặc biệt là tại các mối nối, làm tăng nguy cơ bị nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.


Nối tóc là một dịch vụ làm đẹp cần cả thời gian và tiền bạc, mỗi ngày thay vì 3 phút để chải tóc thì bạn mất đến nửa tiếng để trau chuốt trước khi ra đường, và tầm 3 tháng thì phải thay lớp tóc mới. Khi chải đầu, phải có lược riêng và không được chải vào các mối nối.



Ngay cả một người chải chuốt như Paris Hilton cũng còn có lúc bị lộ các mối nối trên tóc.



Các mối nối nổi cộm lên gây khó chịu cho da đầu. Mỗi tháng tóc dài thêm, đẩy phần chân tóc giả dài ra khiến chúng trở lên lộn xộn, phải cắt sửa lại. Với những người có mạch máu da đầu lưu thông không tốt hoặc bị viêm mũi, viêm xoang, hóa chất nối tóc sẽ làm bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.


Khi sử dụng keo, sau một thời gian, tóc sẽ bị phồng tại các mối nối, ảnh hưởng đến sợi tóc tự nhiên và da đầu. Đặc biệt, khi mái tóc dài ra, ngọn bị chẻ, các mối nối gãy nên việc sửa lại sẽ gây hại rất nhiều cho tóc. Còn với cách nối bằng kẹp chì, khi sử dụng các hóa chất chăm sóc tóc như hấp nóng hay ép, chì sẽ nóng chảy, gây nguy hiểm cho da đầu. Khi tháo kẹp chì ra, chân tóc sẽ yếu và dễ gãy.



Muốn có một mái tóc dài bằng kỹ thuật nối tóc, bạn phải ngồi một chỗ khá lâu, khoảng từ 5-7 tiếng tùy theo số tóc nối ít hay nhiều. Nối một bộ tóc rất công phu và tốn kém, nối một bộ tóc ngắn phải mất ít nhất 1,5 - 2 triệu đồng, còn nếu nối tóc vừa dài vừa dày mất khoảng 3-5 triệu đồng.Tốn tiền, tốn thời gian và lại rước lấy biết bao nhiêu phiền hà, liệu bạn còn muốn đi nối tóc nữa không?


NGuồn VZONE.VN