Kiến trúc GPU Maxwell của NVIDIA vốn được các game thủ cũng như người dùng nhiệt thành ưa thích. Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của NVIDIA ở kiến trúc này là khả năng mở rộng hỗ trợ phần cứng từ cấp thấp đến cấp cao kèm theo tỷ lệ hiệu năng trên điện năng tiêu thụ vô cùng tích cực và được đánh giá rất cao. Nhưng khoảng cách giá £100 của GTX 750 Ti cho đến £150 của GTX 960 là khá lớn đủ để cho AMD tung ra R7 370 để chiếm giữ phân khúc này. NVIDIA tất nhiên không để yên cho đối thủ tự tung tự tác, họ đã đưa ra giải pháp để cạnh tranh R7 370, đó chính là GTX 950.


Cũng sử dụng GPU GM206 hệt như card GTX 960 cấp cao hơn nhưng đã bị tùy biến cắt giảm nhiều chức năng, GTX 950 được sinh ra nhằm hướng đến đối tượng game thủ muốn trải nghiệm chơi game độ phân giải Full HD với số khung hình 60FPS.



ASUS STRIX Gaming GTX 950 DC2 OC sử dụng bộ tản nhiệt có độ dày chiếm 2 khe PCI trên bo mạch chủ cùng 2 quạt làm mát đường kính 7.5cm. Đây là kiểu thiết kế thường thấy ở các đối tác làm card của NVIDIA trên mẫu GTX 950.



NVIDIA nói rằng GTX 950 ra đời nhằm mang đến hiệu năng chơi game tốt nhất trong tầm giá của nó. Với giá chỉ £129 và TDP (điện năng tiêu thụ) 90W, mục tiêu của GTX 950 là hạ gục R7 370 vốn có giá cả tương đương nhưng sử dụng ít điện năng hơn so với chiếc card của AMD. Xét về giá lẫn TDP, GTX 950 nằm chính giữa GTX 750 Ti và GTX 960.


47448


Ở góc độ kỹ thuật, GTX 950 sử dụng phiên bản GPU GM206 bị cắt giảm khoảng 75% ở phần nhân GPU sử dụng trên GTX 960. GPU GM206 của GTX 950 có 768 nhân CUDA và 48 đơn vị texture (texture units). Những con số này gần tương đương với mẫu GPU GM107 của GTX 750 Ti tuy nhiên khi so về số lượng ROPs thì GTX 950 cao hơn hẳn so với người đàn anh GTX 750 Ti của mình.


Băng tần bộ nhớ 128 bit của GTX 960 cũng xuất hiện trên GTX 950 tuy nhiên khả năng lớn là GTX 950 sẽ khó tận dụng hết tiềm năng của băng tần bộ nhớ này do GPU GM206 của GTX 950 bị cắt giảm quá nhiều so với GTX 960.


Xung nhịp của GTX 950 cũng bị hạ xuống khá lớn so với GTX 960. Phiên bản gốc của chiếc card này có xung GPU gốc là 1024MHz và xung tăng tốc là 1188MHz. 2GB bộ nhớ GDDR5 của nó thì có xung nhịp 1650MHz tương đương với mức xung hiệu dụng là 6.6Gb/s có khả năng cho mức băng thông trên giây là 105.6GB/s. Nhưng với các đối tác làm card của NVIDIA thì các mức xung này sẽ có sự thay đổi.


Ví dụ như ASUS, với mẫu Strix Gaming GTX 950 DC2 OC có xung nhịp GPU 1165MHz và xung tăng tốc lên đến 1355MHz còn xung bộ nhớ thì 1653MHz (hiệu dụng 6610MHz).



Với những tính năng hỗ trợ cho GTX 950, chiếc card này sẽ hỗ trợ tập lệnh đồ họa DirectX 12.1 AH 265 tích hợp sẵn trong GPU, cùng với kết nối HDMI 2.0 giúp GTX 950 trở thành giải pháp lý tưởng cho bộ HTPC gaming. Chưa hết, mức TDP 90W của nó cũng là giải pháp tốt cho người dùng HTPC với khả năng xuất hình 4K@60Hz thông qua kết nối DisplayPort 1.2a. HDMI 2.0 hiện vẫn là kết nối mơ ước mà đội đỏ AMD vẫn chưa có được trên các sản phẩm của mình.


Một điểm quan trọng cần nhắc đến chính là khoảng cách điện năng mà các dòng card GTX 75x với GTX 950. Trong khi GTX 750 Ti có TDP 60W thì GTX 950 chiếm 90W nghĩa là nó sẽ phải sử dụng 1 đầu cắm nguồn 6 pin PCIe để hoạt động. Điều này cho thấy NVIDIA rất tập trung vào hiệu năng chơi game với chiếc card mới của mình trong khi GTX 750 Ti (tôi lấy ví dụ đại diện cho GTX 75x) không sử dụng bất kỳ đầu cắm nguồn nào, việc này rất có lợi cho các hệ thống máy tính nhỏ gọn không có đầu cắm nguồn 6 pin.




Tất cả phụ kiện của chiếc card này chỉ có dĩa driver và sách hướng dẫn.




Strix GTX 950 có độ dài 22cm chủ yếu là do độ dài của bộ tản nhiệt DirectCU II. Bộ tản này sẽ chiếm 2 khe trên bo mạch chủ và có thể tương thích với nhiều loại thùng máy cỡ nhỏ chuẩn mATX hay mITX.


Strix GTX 950 có công nghệ 0dB cho phép quạt ngừng quay khi chưa đạt đến mức nhiệt độ nào đó nhằm hạ độ ồn. Do đó khi bạn lướt web hay làm việc nhẹ thì chiếc card này vô cùng yên lặng. Chỉ khi nào chơi game nặng thì Strix GTX 950 mới quay quạt làm mát.



ASUS sản xuất chiếc card này theo công nghệ tự động hóa Auto Extreme của hãng và Strix GTX 950 không có backplate phía sau. Nhiều khả năng cho việc này là nhằm hạ giá thành.




Với việc có TDP 90W buộc Strix GTX 950 phải có thêm đầu nguồn phụ 6 pin PCIe. GTX 750 và 750 Ti thì không có nguồn phụ nên chúng sẽ thích hợp cho các hệ thống HTPC. Có vẻ như NVIDIA các thêm đầu nguồn 6 pin cho GTX 950 nhằm giúp GTX 950 có được hiệu năng tốt hơn so với GTX 750 Ti. Dù phải dùng đến đầu nguồn 6 pin, điện năng tiêu thụ của GTX 950 cũng không trở thành vấn đề lớn đối với các game thủ ngay cả khi họ đầu tư một bộ nguồn có phần rẻ tiền.


Chỉ với 1 đầu cắm SLI, Strix GTX 950 chỉ hỗ trợ tối đa SLI 2-way. Ở khu vực cắm nguồn, ASUS có trang bị đèn LED báo trạng thái nhằm giúp người dùng yên tâm hơn khi cắm nguồn card.



Khu vực cổng kết nối của Strix GTX 950 bao gồm: 1 x HDMI 2.0, 2 x DVI và 1 x Display Port 1.2a và chiếc card này có khả năng xuất hình lên 4 màn hình cùng lúc.




Bo mạch PCB của Strix GTX 950 rất sạch sẽ nhờ vào công nghệ sản xuất Auto Extreme của ASUS. Ở gần khu vực chip GPU là 2 chip nhớ Samsung và chúng ta sẽ có 2 chip nhớ tương tự nằm ở mặt sau bảng mạch. Hệ thống cấp nguồn của Strix GTX 950 là 4+1 pha trong đó 4 pha dành GPU và 1 pha dành cho chip nhớ.



Bộ tản nhiệt DirectCU II có 2 ống tản nhiệt đồng đường kính 8mm được đặt sát nhau nhằm gia tăng tiết diện tiếp xúc với GPU để nhanh chóng dẫn nhiệt lên các lá đồng mạ nikel. Hai quạt làm mát của bộ tản này có đường kính 7.5cm và cánh quạt có thiết kế wing-blade tăng cường luồng gió để giảm nhiệt nhanh cho bộ tản.



Strix GTX 950 DC2 OC được ASUS ép xung sẵn ở mức rất cao với xung GPU chạy mức 1165MHz (cao hơn bản gốc 141MHz) và có khả năng tăng tốc lên 1355MHz (cao hơn 167MHz so với bản gốc) trong khi xung bộ nhớ thì được ép xung rất nhẹ chỉ với chênh lệch 10MHz (từ 6000 lên 6610MHz).


Chúng ta đều đã biết GPU GM206 có tiềm năng ép xung rất lớn nhất là đối với các mẫu GPU do các đối tác sản xuất card của NVIDIA thực hiện. Vì thế chúng tôi sẽ ép xung chiếc Strix Gaming GTX 950 DC2 OC này của ASUS xem chiếc card có tiềm năng như thế nào?




Chiếc card của ASUS được chúng tôi kéo xung GPU lên cao hơn 105MHz so với mức mặc định của chiếc card này qua đó xung tăng tốc của nó khi chơi game sẽ đạt 1535MHz. Xung bộ nhớ thì do sử dụng chip nhớ của Samsung nên mức xung chúng tôi có được khi ép xung là rất cao vào khoảng 1953MHz.


Để tham khảo, mẫu card Palit GTX 950 StormX Dual mà chúng tôi đã từng review chỉ có mức xung GPU kéo lên mức tối đa khi chơi game là 1474MHz còn xung bộ nhớ thì tương đương với chiếc card của ASUS là 1953MHz.


Ở phần cấu hình test cho bài review này, chúng tôi sử dụng bộ driver 355.65 mới nhất của NVIDIA đi kèm với card GTX 950 còn các mẫu card AMD thì dùng driver mới nhất là Catalyst 15.7.1.



Hệ thống test:


CPU: Intel Core i7 5960X ES (4.4GHz OC).


RAM: 16GB (4x 4GB) Corsair Vengeance LPX 3200MHz DDR4.


Bo mạch chủ: Asus X99-Deluxe.


SSD: 500GB Samsung 840.


Tản nhiệt CPU: Corsair H100i.


Thùng máy: NZXT Phantom 630.


PSU: Seasonic Platinum 1000W.


OS: Windows 7 Professional SP1 64-bit.


Các mẫu card tham gia so sánh:


Palit GTX 750 Ti StormX Dual 2GB (1202MHz core / 1281MHz boost / 1502MHz memory)


Palit GTX 960 Super JetStream 2GB (1279MHz core / 1342MHz boost / 1800MHz memory)


Sapphire R9 380 Nitro 4GB (985MHz core / 1450MHz memory)


HIS Radeon HD 7850 2GB (975MHz core / 1400MHz memory) (sử dụng để thay thế mẫu R7 370 do HD 7850 có chung kiến trúc GPU)


Trình test:


Unigine Heaven Benchmark


3DMark


Fraps


Steam Client


FurMark


MSI Afterburner


TechPowerUp GPU-Z


Game test:


Battlefield 4


Bioshock Infinite


Grand Theft Auto V


Metro: Last Light


Middle Earth: Shadow of Mordor


Tomb Raider


3DMark





Heaven






Battlefield 4






Bioshock Infinite






Grand Theft Auto V






Metro Last Light






Middle-earth: Shadow of Mordor






Tomb Raider






Phần test nhiệt độ được thực hiện trong phòng kín có nhiệt độ luôn giữ ở mức 25*C. Nhiệt độ card nghỉ được đo khi cho máy dừng ở màn hình desktop trong 15'. Nhiệt độ chơi game được đo bằng cách chạy trình benchmark của GTA V trong vòng 15'. Nhiệt độ tải siêu nặng được thực hiện bởi phần mềm Furmark test trong vòng 15'. Tất cả thông số về quạt làm mát được giữ mặc định.



Bộ tản DirectCU II đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trên chiếc card Strix GTX 950 của ASUS. Nhiệt độ GPU luôn nằm dưới mức 40*C khi nghỉ dù 2 quạt làm mát của nó đều vào chế độ 0dB.


Nhiệt độ tải nặng trên chiếc card này chưa vượt quá 70*C trong quá trình thử nghiệm vì thế bạn có thể an tâm khi sử dụng chiếc card này ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau.


Bảng phân loại độ ồn:



10dBA - Tiếng nhịp thở bình thường / Tiếng lá rơi


20-25dBA – Tiếng thì thầm


30dBA - Tiếng quạt máy tính chất lượng cao


40dBA - Âm thanh suối chảy hoặc tủ lạnh


50dBA - Âm thanh đối thoại bình thường


60dBA - Tiếng cười


70dBA – Tiếng máy hút bụi hoặc máy sấy tóc


80dBA - Âm thanh giao thông thành phố hoặc máy hủy rác


90dBA - Tiếng động cơ xe máy hoặc máy cắt cỏ


100dBA – Máy phát nhạc MP3 âm lượng lớn nhất


110dBA - Âm thanh buổi hòa nhạc


120dBA – Âm thanh nghe từ dãy ghế đầu của một buổi nhạc rock hoặc tiếng động cơ máy bay


130dBA – Chạm đến ngưỡng đau của tai


140dBA – Tiếng máy bay quân sự cất cánh hoặc tiếng súng ở cự ly gần


160dBA – Âm thanh máy khoan y tế chữa bệnh về màng nhĩ




Về độ tiêu thụ điện năng, chúng tôi đo điện năng tổng cả hệ thống ngoại trừ màn hình. Lưu ý là hệ thống test của chúng tôi sử dụng vi xử lý Core i7-5960X ép xung rất cao và bản thân game GTA V cũng là phép thử rất nặng nề. Nhưng ở phần test này thì quan trọng nhất chính là độ chênh lệch điện năng giữa các card đồ họa.



Độ tiêu thụ điện của GTX 950 là thấp ngay cả khi chơi game GTA V với CPU i7-5960X đã ép xung cao nhưng hệ thống vẫn chưa qua được mức 300W.


Lấy phép thử Furmark chỉ test riêng GPU thì điện vẫn chưa vượt mốc 300W. Chiếc card GTX 950 của ASUS có điện năng tiêu thụ khá tiệm cận với chiếc GTX 960 đã được ép xung sẵn nhưng với mức điện năng như thế này, nó vẫn có thể tương thích tốt với các hệ thống HTPC vốn có các bộ nguồn không thực sự dư dả.


Lời kết



Ưu điểm



Hiệu năng tốt ở độ phân giải Full HD với thiết lập hình ảnh từ high-ultra ở hầu hết các tựa game AAA.


Tiềm năng ép xung rất cao từ GPU GM206 và chip nhớ Samsung.


Điện năng tiêu thụ thấp.


Hiệu năng tản nhiệt rất tốt của DirectCU II cùng khả năng hoạt động yên lặng với công nghệ 0dB.


Thiết kế card đẹp.


Hỗ trợ kết nối HDMI 2.0 và tập lệnh DirectX 12 H.265 HEVC.



Khuyết điểm



Sử dụng đầu nguồn 6 pin để hoạt động có thể không tương thích với những bộ nguồn rẻ tiền.


Chỉ có 2GB VRAM.



47452


Nguồn: KitGuru