Các mẹ không chỉ chú tâm đến chế độ dinh dưỡng mà còn phải lưu ý vấn đề tiêm phòng và thăm khám trong lúc mang thai nữa nhé.  Phải tuân thủ thực hiện bởi nó giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Một trong những mũi tiêm mẹ cần phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quqas trình mang thai là uốn ván. Không ít các mẹ thắc mắc rằng: "Vậy liệu nếu chẳng may quên tiêm phòng uốn ván thì có sao không?"

Trước khi giải đáp câu hỏi thắc mắc trên, thì mình cũng chia sẻ thông tin mình tìm hiểu về vấn đề này để các mẹ cùng tham khảo. 


Theo lời bác sĩ cho biết, uốn ván là loại trực khuẩn có độc tố mạnh, do vi khuẩn Clostridium tetain gây ra và có khả năng gây tử vong cao cho người mắc bệnh. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là người có vết thương hở ngoài da, bà bầu trong quá trình chuyển dạ, trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn.

Điều này cho thấy việc mẹ bầu tiêm phòng uốn ván sẽ giúp tạo ra kháng thể, tránh lây nhiễm cho con trong quá trình "vượt cạn" và giúp mẹ giảm nhiễm trùng uốn ván sau sinh.

Bà bầu quên tiêm phòng uốn ván có sao không?

Giải đáp ngay cho các mẹ rằng: Việc bà bầu quên tiêm phòng uốn ván sẽ là mối hiểm họa khôn lường nếu vô tình mắc phải bệnh vì khả năng gây tử vong ở trẻ khá cao. Do đó, mẹ nên ghi nhớ kỹ càng lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ để thực hiện kịp thời nhất.

hình ảnh

Bà bầu cần tiêm phòng uốn ván khi nào?

Thời điểm tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là tiêm VAT 2 mũi, tiêm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mũi tiêm cuối thực hiện trước khi sinh 1 tháng.

Đối với bà bầu chưa tiêm uốn ván hoặc không rõ tiền sử vacxin có thành phần uốn ván trước đó sẽ được chỉ định tiêm 5 mũi tương ứng như sau:

• Mũi 1: Tiêm sớm khi mang thai lần đầu.


• Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau khi tiêm mũi 1.


• Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi 2 hoặc mang thai lần sau.


• Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau khi tiêm mũi 3 hoặc lần mang thai sau.


• Mũi 5: ít nhất 1 năm sau mũi tiêm thứ 4 hoặc lần mang thai sau.

Trong trường hợp, mẹ đang mang thai lần 2 thì cần dựa vào khoảng cách giữa 2 lần mang bầu để tiêm uốn ván hiệu quả nhất. Cách tốt nhất vẫn khuyến khích mẹ đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và nhận được lịch tiên chuẩn xác, tránh nguy cơ gặp nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. 

Tóm lại, nếu gia đình dự định có thêm "thành viên mới", bố mẹ nên tham khảo tìm hiểu lịch tiêm phòng vacxin trước khi mang thai. Tránh tình trạng bà bầu quên tiêm phòng uốn ván gây nguy hiểm cho thai nhi nhé.