Dấu hiệu của một loại bệnh tật thường biểu hiện ra bên ngoài vì cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, trong ngoài gắn bó. Các bậc cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ dưới đây để tiện cho việc theo dõi và bổ sung dinh dưỡng kịp thời giữ sức khỏe cho trẻ:


Trẻ chậm lớn, răng mọc không đều, móng tay có màu sắc u ám, da tay nhăn nheo, thô ráp, bị quáng gà, mắt khô, muốn nhìn vật gì phải nhìn thật gần mới thấy nhìn ánh sáng lập tức chảy nước mắt. Sức đề kháng kém, hay ốm vặt, trí nhớ giảm. Ðó là dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin A.


Chân răng và lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, da lúc xanh, lúc tím, xuất huyết niêm mạc, đầu lưỡi có những vết nứt sâu, vòm miệng và mặt lưỡi có nhiều mụn nhiệt. Hoạt động dễ mệt mỏi, hay quên, thích sống một mình. Có thể trẻ bị thiếu vitamin C.


Ra nhiều mồ hôi nhất là trong lúc ngủ, ngủ không yên giấc, tính tình nóng giận thất thường, răng mọc muộn. ở giai đoạn nặng, xuất hiện những biến dạng ở xương như lép ngực, chân vòng kiềng. Ðó là những dấu hiệu thiếu chất canxi ở trẻ.


Vết thương khó lành, ăn uống kém thậm chí còn chán ăn thường xuyên, chậm lớn, sức đề kháng giảm, hay bị cảm lạnh, bộ phận sinh dục chậm phát triển.


Trẻ đã bị thiếu kẽm.


Da trẻ bị ngứa, trẻ hay đưa tay gãi lung tung, tóc khô và dễ gãy, không thích hoạt động vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi, đuối sức, hay mệt, móng tay mềm, dễ gãy, màu sắc không tươi sáng. Mặt mũi nhợt nhạt xanh xao, đầu óc không minh mẫn, sức chú ý phân tán. Ðó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.


Trẻ biếng ăn, tiêu hóa không tốt, có trẻ mắc bệnh phù nề, nấm kẽ chân... biểu hiện ra bằng các triệu chứng: tinh thần rối loạn bất bình thường, đối với mọi sự vật không thấy có hứng thú, đau bụng đi ngoài, phân xanh, ho, đầu, tay chân cử động yếu ớt thể trọng giảm sút nhanh, xương cốt có dấu hiệu khác bình thường. Ðó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu vitamin B1.


Chung quanh vòm miệng thường mọc mụn nhiệt, đầu lười sưng, moi viêm tấy, mắt kết màng, da tay chân nóng lên, tiếp xúc với ánh sáng mạnh rất khó chịu. Ðó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu vitamin B2.


Môi và lưỡi đau, viêm, tấy, trí nhớ giảm rõ rệt, thiếu máu, chậm lớn, phản ứng chậm, niêm mạc khô hoắc toàn thân co rút từng cơn, dễ bị kích động, xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ có thể do viêm ruột.


Trẻ bị thiếu Vitamin B6.


Ngón tay, ngón chân có cảm giác tê như kim châm, công năng sinh lý bình thường đã giảm sút.


Trẻ bị thiếu vitamin B12.


Nếu thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu bệnh lý trên đây nên kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra, chẩn trị, để phòng tránh những tai biến lớn hơn do thiếu vi chất dinh dưỡng kéo dài gây ra.


(Cẩm nang Gia Đình)